Già Thu tuy giận giao liên,
Bên mình sẵn có thuốc viên thử dùng.
Thuốc này chuyên trị mỏi gân,
Lại còn gia giảm chữa từng cơn đau.
Lam sơn chướng khí dãi dầu,
Trị luôn bách bệnh, bổ mau tuổi già.
Tần mần Thu cứ vào ra,
Thấp tha thấp thỏm như là “thần giao”.
Quả nhiên sáo huýt ba hồi,
Thu già cuống quýt ra ngoài cố ho.
Thang tre thả xuống suối khe,
Người đâu phơi phới mặt hoa ửng hồng.
Trái tim Thu đập phập phình,
Bề ngoài mặt lạnh như đồng lập nghiêm.
Giao liền luống cuống hỏi liền,
Ô hay chú đã giận hờn điều chi?
Già Thu nhấn giọng gầm gừ,
Tại sao cháu kể chuyện ta với người.
Cháu ngoan lớ ngớ ô hay,
Muỗi rừng sốt rét chích đau quá chừng.
Quảng Ba sợ bệnh lây lan,
Vội đưa gấp cháu qua bên xứ người.
Nhờ cô bác sĩ quá tài,
Khám luôn tổng quát một hơi tận tình.
Chú dòm cháu gái xáp gần,
Đổi ngay chiến thuật, tay lần vuốt ve.
Hỏi rằng cháu nói những gì,
Sau Hàm Ly biết chú thì yếu… gân.
Cháu ngoan mím miệng, cúi gần,
Để cho chú hỏi đăm lần mới khai.
Rằng là bác sĩ quá hay,
Ra chiêu khám bệnh với nhiều công phu.
Hỏi han cháu rất chi ly,
Để mà “bố trí” cũng vì chú thôi.
Chú là lãnh đạo tuyệt vời,
“Bên kia” ban lệnh cháu đây ngó chừng.
Miễn sao sức lực hào hùng,
Thì “đường Kách Mệnh” mới không chần chừ.
Được lời chú khoái đê mê,
“Bên này, bên ấy” xum xuê cờ Hồng.
Đội ơn “đồng chí anh em”,
Lại đây chú gắn “huân chương” dạt dào.
Cũng là thử thuốc xem sao,
“Chú đây, cháu đấy” ai nào “quản công”.
Trâu già thì thích cỏ non,
Cháu thì rên rẩm, chú nôn thấy bà.
Chú thì ứ, ử, ừ, ư.
Cháu cười trong bụng già nguy mất rồi.
Đằng nào bẫy cũng xập thôi,
Già nằm trong rọ của người “bên kia”.
Cấp trên “tập huấn” rành nghề,
Ta theo “phương án” ra tay thực hành.
Thực ra cái bệnh rét rừng,
Là do Hồ Lão (Hồ Học Lãm) trưởng đoàn bày ra.
Cũng là Tình Báo người nhà,
Cốt sao đạt được mục tiêu trường kỳ.
Tiên sư cái số đen xì,
Cũng vì “công tác” phài ve thằng già.
Đau lòng nước mắt ứa ra,
Già Thu lại tưởng ý a chân tình.
Sức già lực bất tòng tâm,
Cháu còn sụt sịt vì căm hận đời.
Cái ngành Hộ Lý nghiệt thay,
Vừa nuôi vừa phải chiều tay bợm già.
Ba Càng. Nov 07, 2010.
No comments:
Post a Comment