Saturday, April 23, 2011

Kim Tước - Lệ Biển / Thơ Ngô Đình Vận, Nhạc Lại Minh Thuận



The song LỆ BIỂN (Ocean Tears) was written in 2004 to commemorate half a million Vietnamese who have died on their way to seek freedom, with the majority of them drowning or killed by pirates on the South China Sea or in the Gulf of Thailand.

LỆ BIỂN
(Ocean Tears)


Drop in the Eastern Sea
A black stone slab to serve as grave marker
To record my tears crying for you
Drop in the blue waves
A pink carnation
Which I once gave you
Drop in the black ocean
A burnt out incense stick
For a love I mourn, a tragic one
Drop in the ocean depths
A handful of yellow sand
To commemorate those poor, unjust deaths

Strangers and acquaintances
They all die, out of hunger, out of thirst
In every which way
Drowning, sinking
Holding grudge or innocently
They all die tragically
On their way to seeking a land of peace

I cry muffled, noiselessly
I cry for human destiny
For a lifetime on earth
Thats tragically full of thorns
I cry muffled, noiselessly
Praying to the sacred powers
To come back with the dawn
And awaken our land.

Original Vietnamese by Ngô Đình Vận
Put to music by Lại Minh Thuận
English translation by Nguyễn Ngọc Bích
(March 22, 2010)

LỆ BIỂN (Ocean Tears), lyrics by Ngô Đình Vận, music by Lại Minh Thuận, with the soprano voice of Kim Tước. Extracted from the CD: "Nhạc Tình Xa Xứ" (P) & © 2006 by Thuan Minh Lai & Van Dinh Ngo. Library of Congress Registration Number: SRu631-699.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com

Little Saigon: Cựu phóng viên Ngô Ðình Vận cho ra mắt bài thơ phổ nhạc Lệ Biển nhân tháng Tư đen
Sunday, April 17, 2005

LITTLE SAIGON, Westminster - Nhân Tháng Tư Ðen, cựu phóng viên chiến trường thời Việt Nam Cộng Hòa, Ngô Ðình Vận, cũng còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu dân ca, đã vừa sáng tác bài thơ Lệ Biển và được Lại Minh Thuận phổ nhạc, và do nữ ca sĩ kỳ cựu Kim Tước trình bày.

Bài thơ Lệ Biển nói về các người Việt Nam vượt biên sau Tháng Tư Ðen, sau khi quân Cộng sản đã chiếm được cả miền Nam, lo đi tìm tự do, đi tìm sự sống trong cái chết, khiến cả nửa triệu người, trong đó có cả người tình của tác giả, bỏ mạng nơi biển Ðông ...chết dấm chết dúi, chết đuối chết chìm, chết ức chết oan, chết thảm thương... khiến tác giả Ngô Ðình Vận, hiện cư ngụ tại Little Saigon ( từng viết nên bài thơ Chiến trường tồi tệ và được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc vào năm 1972, và được hát trong một thời gian dài, kể cả sau khi cuộc chiến đã kết thúc,) đã phải viết tiếp như sau:

...Tôi khóc lặng câm tôi khóc phận người
Một đoạn đường đời gai góc thảm thương...


Và nhà thơ Ngô Ðình Vận đã cầu xin những người vượt biên, dù chết trên Biển Ðông, hay cả chết trên đường bộ (cũng không phải là một con số nhỏ!), hãy phù hộ cho đất nước sớm tìm thấy bình minh, khi mà chế độ độc tài Cộng sản không còn nữa:

Tôi khóc lặng câm van vái hồn thiêng
Về với bình minh đánh thức núi sông...


Cựu phóng viên Ngô Ðình Vận, từng phục vụ trước tháng Tư năm 1975 tại cơ quan thông tấn Việt Tấn Xã, Saigon, ngoài bài Lệ Biển này, ông còn sáng tác một số bài thơ, cũng đã được phổ nhạc, ...Nhưng sáng tác để tặng các bạn bè kỷ niệm, thưởng thức, nhớ lại một biến cố đau thương của chúng ta và đất nước, chứ chưa có ý định cho khai thác thương mại... tác giả Ngô Ðình Vận nói như vậy.

Sau các trung tâm băng nhạc như Làng Văn, Asia, Thúy Nga,... của Little Saigon, đều đã ra các CD, DVD, để nhắc nhớ lại Tháng Tư Ðen, nay đến các cá nhân, như nhà thơ Ngô Ðình Vận, nhạc sĩ Lại Minh Thuận, cũng không thể quên được Tháng Tư Ðen, như bao nhiêu triệu người Việt Nam khác....

LÊ THỤY

Nghiêm Phú Phi & Kim Tước - Lệ Biển (Ocean Tears)



The song LỆ BIỂN (Ocean Tears) was written in 2004 to commemorate half a million Vietnamese who have died on their way to seek freedom, with the majority of them drowning or killed by pirates on the South China Sea or in the Gulf of Thailand.

After 14 years, counting from April 30, 1975, to June 1989, when the United Nations decided to close the Vietnamese refugee program, a total of about one million managed to reach a freedom shore. This means that about a third has lost their lives on their search for freedom, a tragic figure in the history of modern Vietnam and a black spot in the UNs history of rescue of refugees around the world.

This song, LỆ BIỂN, lyrics by Ngô Đình Vận and music by Lại Minh Thuận, was performed for the first time by Kim Tước, a soprano voice, at the end of 2004.

The piano master Nghiêm Phú Phi provided the piano accompaniment for the piece at the beginning of 2005.

Listening intently to the interpretation of the song as pre-recorded by Kim Tước, Nghiêm Phú Phi has come up with an improvised piano accompaniment, then wrote variations on it, ending with a triumphant march, wishing for freedom and justice and truth to come to Vietnam and the Vietnamese people.

Master Nghiêm Phú Phi says that LỆ BIỂN (Ocean Tears) was the only Vietnamese song that took him 37 hours to come up with the Piano Accompaniment and variations that he has recorded so as to be in harmony with the pre-recorded singing of Kim Tước.

LỆ BIỂN (Ocean Tears), lyrics by Ngô Đình Vận, music by Lại Minh Thuận, with piano accompaniment by Master Nghiêm Phú Phi to go with the soprano voice of Kim Tước. Extracted from the CD "Nhạc Tình Xa Xứ" (P) & © 2006 by Thuan Minh Lai & Van Dinh Ngo. Library of Congress Registration Number: SRu631-699.

LỆ BIỂN
(Ocean Tears)


Drop in the Eastern Sea
A black stone slab to serve as grave marker
To record my tears crying for you
Drop in the blue waves
A pink carnation
Which I once gave you
Drop in the black ocean
A burnt out incense stick
For a love I mourn, a tragic one
Drop in the ocean depths
A handful of yellow sand
To commemorate those poor, unjust deaths

Strangers and acquaintances
They all die, out of hunger, out of thirst
In every which way
Drowning, sinking
Holding grudge or innocently
They all die tragically
On their way to seeking a land of peace

I cry muffled, noiselessly
I cry for human destiny
For a lifetime on earth
Thats tragically full of thorns
I cry muffled, noiselessly
Praying to the sacred powers
To come back with the dawn
And awaken our land.

Original Vietnamese by Ngô Đình Vận
Put to music by Lại Minh Thuận
English translation by Nguyễn Ngọc Bích (March 22, 2010)

Ca khúc Lệ Biển (Ocean Tears) được viết vào năm 2004 để tưởng niệm nửa triệu người Việt Nam chết trên đường đi tìm tự do, mà phần lớn đã thiệt mạng trên biển Đông.

Sau 14 năm kể từ 30 tháng 4 năm 1975 đến tháng 6 năm 1989 là lúc Liên Hiệp Quốc đóng lại chương trình cứu trợ người tị nạn cộng sản Việt Nam thì đã có trên một triệu người tị nạn sống sót tới được bến bờ tự do. Theo ước tính chung thì có 1/3 người tị nạn thiệt mạng, đây là một sự kiện bi thảm của lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử cứu giúp người tị nạn của LHQ và nhiều quốc gia trên thế giới.

Ca khúc Lệ Biển (Ocean Tears) lời của Ngô Đình Vận, nhạc và hòa âm của Lại Minh Thuận được trình bày bởi giọng ca của Kim Tước được thực hiện vào cuối năm 2004.

Nhạc sư Nghiêm Phú Phi đã trình bày ca khúc này qua thể loại Piano Accompaniment vào đầu năm 2005.

Theo đó, Nhạc sư Nghiêm Phú Phi đã lắng nghe giọng hát Kim Tước đã được thu âm sẵn rồi dùng piano để phụ họa và ngẫu hứng sáng tác các biến khúc của Lệ Biển với phần kết là nét nhạc khải hoàn, cầu mong cho sự thật, công lý, tự do sẽ đến với dân tộc và quê hương Việt Nam.

Nhạc sư Nghiêm Phú Phi cho biết Lệ Biển (Ocean Tears) là một ca khúc Việt Nam duy nhất mà ông trình tấu theo thể cách Piano Accompaniment, ông phải dùng 37 giờ đồng hồ liên tục để sáng tạo, thu âm phần biến khúc của đàn piano để hòa hợp với giọng ca Kim Tước đã được thu âm sẵn.

Ca khúc Lệ Biển. thơ Ngô Đình Vận, nhạc Lại Minh Thuận. Với phần trình bày piano accompaniment của Nhạc sư Nghiêm Phú Phi cùng giọng ca Kim Tước. Được trích từ CD "Nhạc Tình Xa Xứ" (P) & © 2006 by Thuan Minh Lai & Van Dinh Ngo. Library of Congress Registration Number: SRu631-699.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com

Thursday, April 21, 2011

GS Nguyễn Ngọc Bích - Hiệu Ứng Cách Mạng Hoa Lài Và Hiện Tình VN



VanHoaNBLV phỏng vấn Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, Cựu Giám Đốc Chương Trình Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) về các diễn tiến cập nhật qua cuộc cách mạng Hoa lài ở Trung Đông và hiệu ứng của sự kiện đó như thế nào đối với tình hình chính sự tại Việt Nam.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện vào ngày 14 tháng 04 năm 2011 tại Santa Ana, Nam California Hoa Kỳ.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com

Wednesday, April 20, 2011

Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ Tưởng Niệm Nhạc Sư Nghiêm Phú Phi 2011



VanHoaNBLV phỏng vấn Bà Nguyễn Ngọc Sương, Ca sĩ Kim Tước, Nhạc sĩ Lê Văn Khoa, Nhạc trưởng Nguyễn Khánh Hồng và Nhạc sĩ Cao Thanh Tùng về Nhạc sư Nghiêm Phú Phi. Cùng ghi nhận một số hình ảnh của buổi Trình Tấu Âm Nhạc Tưởng Niệm NS Nghiêm Phú Phi do Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ (Vietnamese American Philharmonic) và gia đình Nhạc sư tổ chức vào ngày 09 tháng 04 năm 2011 tại Rose Center Theater, thành phố Westminster, Nam California Hoa Kỳ.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com

Sunday, April 17, 2011

Hội Thoại Cách Mạng Hoa Lài Và Hiện Tình Việt Nam - Part 2



VanHoaNBLVNguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân thực hiện một buổi hội thoại về làn gió Cách Mạng Hoa Lài trên thế giới đang ảnh hưởng tới công cuộc đấu tranh Tự Do, Dân Chủ và Nhân quyền tại Việt Nam.

Cuộc hội thoại với sự tham dự của các ông:

Ông Phạm Bá Cát, cựu Giám Đốc Đài Phát Thanh Quốc Gia VNCH cũng là thành viên của ban quản trị Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, đương kim Chủ Tịch Nghị Hội Người Mỹ Gốc Việt.
Ông Cao Viết Lợi, điều hợp viên Phong Trào Giáo Dân Hải Ngoại Miền Tây Nam Hoa Kỳ.
Ông Dương Mạnh Tiến, cựu Sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị QLVNCH.
Giáo sư Lê Tinh Thông, thuộc ban biên tập Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân.
Ông Trần Nguyên Thao, cựu Ký giả Nhật báo Chính Luận tại Saigon trước 1975.
Ký giả Ngô Đình Vận, cựu Phóng viên thuộc Văn phòng UPI-TV tại Saigon trước 1975.

Cuộc hội thoại diễn ra ngày 14 tháng 04 năm 2011 tại tòa soạn Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân, thuộc thành phố Westminster, Nam California Hoa Kỳ.

Thực hiện video clip: http://noigio.blogspot.com

Hội Thoại Cách Mạng Hoa Lài Và Hiện Tình Việt Nam - Part 1



VanHoaNBLVNguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân thực hiện một buổi hội thoại về làn gió Cách Mạng Hoa Lài trên thế giới đang ảnh hưởng tới công cuộc đấu tranh Tự Do, Dân Chủ và Nhân quyền tại Việt Nam.

Cuộc hội thoại với sự tham dự của các ông:

Ông Phạm Bá Cát, cựu Giám Đốc Đài Phát Thanh Quốc Gia VNCH cũng là thành viên của ban quản trị Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, đương kim Chủ Tịch Nghị Hội Người Mỹ Gốc Việt.
Ông Cao Viết Lợi, điều hợp viên Phong Trào Giáo Dân Hải Ngoại Miền Tây Nam Hoa Kỳ.
Ông Dương Mạnh Tiến, cựu Sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị QLVNCH.
Giáo sư Lê Tinh Thông, thuộc ban biên tập Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân.
Ông Trần Nguyên Thao, cựu Ký giả Nhật báo Chính Luận tại Saigon trước 1975.
Ký giả Ngô Đình Vận, cựu Phóng viên thuộc Văn phòng UPI-TV tại Saigon trước 1975.

Cuộc hội thoại diễn ra ngày 14 tháng 04 năm 2011 tại tòa soạn Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân, thuộc thành phố Westminster, Nam California Hoa Kỳ.

Thực hiện video clip: http://noigio.blogspot.com

Sunday, April 10, 2011

Án Đểu - Lạch Xuân Hương

Công An quy chụp họ Cù,
Dùng bao cản trở “Bác Hồ” bắn xa.
Tội này suy yếu Đảng ta,
Cản đường Kách Mệnh trên đà tiến công.
Làm cho Bác mất uy danh,
Phơ không trúng đích cửa hang trồng người.
Tội này cũng 7 năm thôi,
Khiến cho Quốc Tế rùm trời kêu la.
Phương Nga lưỡi dẻo, khó qua,
Vặt ngay một cái lá đa che mồn.

Lạch Xuân Hương
Apr 09, 2011.

Friday, April 8, 2011

Hồ Luật Pháp - Lạch Xuân Hương

Cũng may thầy cãi Quốc Quân,
“Khoanh tay phá rối trị an” dễ dàng.
Lỡ như tay đút vào quần,
Gãi sao đụng “Bác” thì phiền lớn hơn.
Tội này phản động thâm niên,
Bới ra bí mật Đảng mang ghẻ Tầu.
Chuyện này nhạy cảm làm sao,
Công An xử lý lẽ nào mới xong.
Phương Nga cũng khó lòng thòng.
“Bác Hồ” nấm mốc đau lòng chính em.
Chiếu theo Pắc Bó luật Hang,
Còn nhiều khe kẽ gắt hơn luật Rừng.
Vả chăng tên kín gọi riêng,
Đây là nội bộ đừng xen miệng vào.
“Bác Hồ”  theo kiểu đồng dao,
Xú danh truyền khẩu rêu rao để đời.

Lạch Xuân Hương
Apr 07, 2011.

Wednesday, April 6, 2011

Hồ Bia Miệng - Lạch Xuân Hương

Từ thời có Đảng Việt Minh,
Người dân miền Bắc đã khinh Đảng rồi.
Đặt là bọn Vẹm hại đời,
Chuyên nghề dối trá, giết người không ngơi.
Còn như Hồ cũng có nơi,
Đặt vào của quý trên người phái Nam.
Cháu ngoan nghe được thất kinh,
Thập thành lại cứ dập dình kéo vô.
Trăm năm bia đá, mòn bia,
Vạn niên bia miệng còn nghe tội Hồ.
“Ba đồng một thước vải sô,
Làm sao che nổi Bác Hồ đây em?”.
Trong vùng “kháng chiến” rách bươm,
Chị em xoay sở đi buôn vải Tề.
Thảm thay nhân phẩm ê chề,
Đồng dao sớm đã nói về “tịch biên”.
Là rằng “…đi chợ Cống Triền,
Mua được cái váy bằng tiền Đông Dương.
Trở về đi đến chợ Trương,
Công An lột mất cởi truồng tô hô.
Hoan Hô chính sách bác Hồ”,
Để đời truyền khẩu nghìn thu vẫn còn.

Lạch Xuân Hương
Mar 25, 2011

Monday, April 4, 2011

Trần Nguyên Thao - VC Chia Phe Thi Đua Cướp Bóc Của Dân

Các động thái của VC gần đây cho thấy, đảng và nhà nước đang “kèn cựa” nhau về quyền lực, lợi lộc của riêng phe nhóm mình. Trong ván bài vàng miếng, đồng Mỹ kim và các công ty quốc doanh “ôm một đống tiền” luôn khai lỗ. . . Đảng cảm thấy sắp mất miếng ăn, nên phải dùng thế “đảng” mong “gỉai vây” để phe mình tiếp tục kiếm chác. Hai bên đua nhau tham nhũng . Giá cả mọi mặt hàng tăng cao vùn vụt. Nhu yếu phẩm đã tăng trung bình 15 đến 20% . Hàng ăn tăng 30%. Vật giá sẽ còn tăng nữa. Lạm phát vẫn tiếp tục ở mức 14%. Đôla bị lùng bắt và khan hiếm giả tạo. Vàng lá đang biến tướng thành nữ trang để tránh bị chận bắt. Lãi xuất cao gây ra tín dụng“chui”. Điện khan hiếm đưa đến đình đốn sản xuất .  Sinh hoạt kinh tế chậm hẳn lại như thể “chờ đợi” một biến chuyển gì. Trong bối cảnh “kinh tế suy trầm, đời sống đa phần lao đao”; chỉ còn các ngành liên hệ đến công an, cảnh sát, an ninh là đang lên và lộng hành như chưa từng thấy : đánh chết dân, đàn áp dân lành để chiếm đất, lùng sục, bắt bớ, bỏ tù người có tiếng nói ôn hòa, gài bẫy khám xét tịch thu  tiền, vàng trong dân chúng... Một thể chế hành xử như “mafia”.  Tham nhũng của dân một trăm ngàn tỷ đồng, mà không ai bị kỷ luật gì! Thật không có một nền văn hóa nào lại chấp nhận sự thể như vậy.

Nhà nước thua 0-2

Đầu năm, nhà nước lo ngại Đôla trong kho bạc rơi xuống mức báo động, liền phá giá tiền đồng 8.5%., đưa đến cảnh một đồng tiền 3 tỷ giá. Sau đó, tung lực lượng an ninh gài bẫy, bủa vây, chận xét, tịch thu đồng Đôla mọi nơi. Nhưng dân chúng phản ứng nhanh hơn, đưa Đôla vào giao dịch bí mật, khiến thị trường bên ngoài mang vẻ “lặng yên giả tạo”. Cuộc truy quét Đôla gần như thất bại, vì chỉ tịch thu được gần 400 ngàn Đô, xử phạt hành chánh 57 triệu đồng VN cho mỗi 9 nơi vi phạm. Hậu quả bổ vây lùng bắt gây ra cảnh khan hiếm Đôla lạ thường. Mọi chuyện bế  tắc. Mua Đôla khó như mua cổ vật. Cuối tháng 3, chợ đen Đôla hiên ngang mọc lại ngay tại Hanoi, với giá cao chưa từng thấy. Đồng 2 Đôla mới có giá tới 60.000 vnđ một tờ. Nhiều điểm thu đổi tiền lẻ bán đô la giá “chat”.

Khi tăng lãi xuất cho vay, và hạn chế tín dụng, nhà nước nói là để kiềm chế lạm phát, nhưng lạm phát vẫn lên, đang ở mức 14% cuối tháng 3. Hạn chế cho vay đưa đến  tín dụng “chui” hoạt động trên “net”. Cho vay chui, lãi xuất tính hàng tháng là 5%, người vay nợ phải cầm nhà cho chủ nợ mới có tiền thanh toán các sinh hoạt kinh tế còn dang dở.

“Hai quả banh Đôla chợ đen và tín dụng chui” đang lăn vào khung thành nhà nước mà đội tuyển tài chánh VC đành bất lực đứng nhìn. Banh lăn rất âm thầm, từ tốn, chưa tung lưới, nhưng thủ môn Nguyễn tấn Dũng phải bó tay. Đau thật ! Sức mạnh của tiền tài trong trường hợp này, đúng là con quái vật nhiều đầu, khi hữu hình, lúc vô hình, chặt đầu này, nó lại mọc thêm hai ba đầu khác. Chỉ có “thuốc” dẹp các công ty quốc doanh thuộc cái đuôi xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường và hành xử mọi chuyện rõ ràng, minh bạch, ngay thẳng thì quái vật tự biến mất.

Còn vàng lá thì sao ?

Gần đây, nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho biết trong tương lai, vàng miếng có thể chỉ giao dịch một chiều. Người dân chỉ có quyền bán chứ không có chiều ngược lại. Các đia điểm thu mua vàng miếng sẽ bán lại cho ngân hàng nhà nước, không được bán lại cho dân. Doanh nghiệp sản xuất nữ trang được thu mua vàng miếng  tại chỗ để làm nguyên liệu chế ra nữ trang.

Nhà nước đang “bày kế” tính thu về 700 tấn vàng lá vẫn lưu hành trong dân chúng suốt 22 năm qua (*). Nhưng trước khi chính phủ nói cương quyết xóa bỏ buôn bán vàng lá, dân chúng đã ráo riết đổ xô đến 10 ngàn cửa hàng buôn bán vàng trong cả nước để chuyển đổi vàng lá thành vàng nhẫn, dễ cất giấu, tránh cảnh nhà nước “cướp trọn” như sau năm 1975. Nhu cầu mua sắm vàng nhẫn hiện gia tăng 60% so với trước kia. Mặt trận quét vàng lá mới “dạo đàn”, nhưng xem ra nhà nước đang ở thế bị “chiếu bí”. Theo một số chuyên gia, hiện có 45% tiền để dành của dân chúng VN dưới dạng vàng, nhất là ở nông thôn, chỉ có 24% là tiền mặt gửi ngân hàng, số còn lại đầu tư vào ngoại tệ, bất động sản.

Trường hợp không thu được vàng miếng như dự tính, liệu nhà nước VC có dám cấm dân chúng giữ làm của riêng bất cứ loại vàng nào, kể cả nữ trang không ? Nếu kịch bản này diễn ra thì nhà nhà con dân Việt sẽ bị từng bầy công an rình mò, theo dõi, ập vào bất ngờ để khám xét, tịch thu mọi thứ có hơi hó, họ hàng với vàng ! (**)

Vốn quốc doanh mất 60%

Về lãnh vực quốc doanh, nhà nước đang phải “be bờ” làm sao để các tập đoàn công ty quốc doanh đang thua lỗ không bị sập như Vinashin. Nhiều ngân hàng quốc doanh và nhiều đại tập đoàn kỹ nghệ khác đang rơi vào khủng hoảng không bảo vệ được vốn. Dù mới xây dựng xong được có 9 tháng, nhà máy lọc dầu Dung Quất được xem như niềm hãnh diện của VC, đã ngưng hoạt động từ 23 tháng 3 nói là để kiểm tra thiết bị cần thay thế (?). Dung Quất khởi công 1997 với tiền đầu tư 1 tỷ 2, nhưng khi hoàn thành vào tháng 5 năm 2010 thì mất trên 3 tỷ Mỹ kim. Dung Quất thuộc tập đoàn Dầu Khí VN (Petro-VN), một đại tập đoàn dùng tiền của dân đóng thuế, kinh doanh nhiều ngành ngoài luồng, bị dư luận xếp loại có thể đi vào vết xe Vinashin. VC lại mới bị các định chế tài chánh xếp vào một trong số 18 quốc gia trên thế giới có khả năng đi vào “vỡ nợ” (xin xem các bài trước). 

Các công ty quốc doanh hiện chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Tuy nhiên, vấn đề dư luận quan tâm nhiều là công ty quốc doanh không mang lại lợi nhuận mà còn hao hụt vào tài sản cố định. Nếu như năm 2000, đầu tư 100 đồng thì có được 82 đồng là tài sản cố định, năm 2007, đầu tư 100 đồng chỉ còn 60 đồng và có những dự án như xây kè, làm thuỷ lợi thì tài sản cố định chỉ còn 40 đồng thôi, còn 60 đồng đã “hao hụt” đi đâu không rõ?!. Và nếu như tình trạng này còn kéo dài, thì Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia rất đắt đỏ, bởi Việt Nam sẽ phải bỏ ra một lượng tiền rất lớn để đầu tư làm đường, và đường đó sẽ thu phí, thì xe cộ, người dân đi lại phải nộp phí, đó là điều mà trên thực tế dân chúng đều nhận ra.

Tấn Sang “càm ràm” Tấn Dũng

Khi ván bài Đôla chưa ngã ngũ, Nguyễn tấn Dũng liền ra lệnh “dứt khoát xóa kinh doanh vàng miếng tự do”. Liền sau đó, Trương tấn Sang, ủy viên thường trực ban bí thư cộng đảng VN ký một văn kiện “xát xà phòng” phần lớn kế hoạch kinh, tài của  chính phủ Nguyễn tấn Dũng, và còn đe là 6 tháng nữa, tùy theo tình hình, đảng sẽ có chỉ thị mới tiếp theo. Đây là cách đảng “ tranh ăn”, giành ảnh hưởng với nhà nước hay chỉ là đồng tiền hai mặt. . . Cả hai chỉ là một, đang bầy trò bên “ tung” bên “hứng” để mưu toan cướp sạch tài sản của dân trong ván bài “tất cả đều là công hữu” như ở đại hội đảng CSVN XI, đầu năm 2011 đã nói tới. Hay trong lúc này, bên cơ chế đảng cảm thấy quyền lợi phe mình sắp bị tổn thương, liền ngăn cản, không để nhà nước kiếm ăn độc quyền!

Theo báo lề phải loan tin thì phía đảng yêu cầu nhà nước tập trung ưu tiên hàng đầu cho việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Đảng yêu cầu triển khai 9 điểm chủ yếu, trong đó lưu ý tới các vấn đề tiền tệ, tín dụng, tài chính, đầu tư, thị trường bất động sản, nhập siêu và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Những thứ được chú ý hơn cả là vàng và Đôla, đảng nói phải đảm bảo lợi ích hợp pháp của người có tài sản này.

Đảng đưa ra nhiều từ ngữ nghe rất văn vẻ, hùng hồn, nhân đạo, đẹp đẽ. Nhất là các đoạn nói về dân nghèo, tuyên truyền và chủ đạo điều hành... Nhưng tựu chung là để “triển khai thực hiện đồng bộ chủ trương của đại hội XI về đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Còn không chính thức là bên trong hai bên đã “mặc cả, chia chác” xong xuôi rồi.

Vật giá leo thang, dân khốn khổ

Kể từ lúc điện, xăng tăng giá, tiền đồng mất giá, mọi mặt hàng, nhất là nhu yếu phẩm tăng giá vùn vụt. Dân chúng “tái mặt”. Các bà nôi trợ cho biết, cái gì cũng lên giá từ 15 đến 20%, hàng ăn và thuốc Tây tăng 30%, vé máy bay nội địa tăng 27%. Thí dụ hồi trước mình có một trăm đồng, bây giờ giá trị chỉ còn sáu bảy chục đồng thôi mà chỉ trong vòng hơn một tháng.”  Riêng dịch vụ rửa xe tại nhiều nơi được “quát” giá lên 100%.

Cuối tháng 3, VC bất ngờ lại tăng giá xăng dầu lần nữa : xăng lên 10.4%, (tháng 2 đã tăng 16.6%); dầu diezel lên 15.4% (tháng 2 đã tăng 24%). Cộng lại trong vòng 35 ngày, xăng lên 27%, dầu diezel tăng 39.4%. Giá dầu diezel  tăng cao, ảnh hưởng rất lớn đến các tầu đánh cá, máy cầy, xe chuyên chở công cộng và  ngành vận tải hàng hóa. Đợt tăng giá xăng dầu này chắc chắn sẽ đẩy giá dịch vụ chuyên chở và mọi mặt hàng thi nhau tăng giá nữa đến độ dân không sống nổi.

Dân chúng chỉ còn biết giãi bầy, chia sẻ lòng mình trên các báo điện tử hoặc trong cộng đồng bloggers với nhau và công chúng:

"Gió đưa cái Giá lên trời,
Cho Lương ở lại Lương thời đắng cay.
Giá ơi ta bảo Giá này:
Giá lên nhanh quá có ngày…chết Lương."

Và, qua Blog Hiệu Minh, tác giả Tân Hà Nội tóm tắt “Thời Bão Giá” rằng:

"Ôi cuộc sống thời bão xăng, bão điện,
Phố bỗng trầm, người bỗng thấy nao nao."

Cái nguy hiểm nhất trong xã hội bây giờ là tình trạng an sinh trong cư dân rất đe dọa, trộm, cướp lộng hành mọi nơi. Nạn thanh thiếu niên sa đọa chích choác, tác tráng khắp hang cùng ngõ hẻm. Cùng với nạn an ninh chìm nổi dòm ngó đe dọa đời sống dân lành có hệ thống. Trấn áp, bắt bớ, đánh chết người, cướp đoạt tài sản có chủ trương... các thông tin loại này hàng ngày đầy rẫy trong xã hội. Bên cạnh một cuộc sống như vậy lại có một nhóm đông người sống rất phè phỡn, vương giả. Khi đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam, các chuyên gia thuộc Công ty Nghiên cứu thị trường hàng đầu của Mỹ Research and Markets nhận định, Việt Nam là thị trường chi tiêu bằng thẻ đứng hàng đầu thế giới. Lối ăn tiêu này là của những cán bộ nhà nước và thân quyến, họ sống bằng “lậu” chứ không phải bằng đồng lương,. Một bữa ăn tối của đám người này có khi hàng ngàn Đôla. Họ đi xe Rolls Royce Phantom 1 triệu rưỡi, ăn tô phở $35 đô. Các mệnh phụ phu nhân xách ví Louis Vuiton, mặc áo quần Versace, Ralph Lauren v.v. . Họ là ai thì ai cũng biết. Họ vẫn sống nhởn nhơ, vô cảm, không cần biết đến đồng bào đói khổ xung quanh.

Dân ăn “quả đấm thép”

Gần cuối tháng 3, sau 117 ngày đảng và nhà nước mặc cả, tương nhượng đến “thỏa hiệp”, VC chính thức công bố là, “Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với tập thể và cá nhân các quan chức cấp điều hành có sai phạm trong vụ tập đoàn quốc doanh Vinashin bị sập tiệm.”
Vụ Vinashin: Không xử lý kỷ luật các thành viên.

Vinashin thành hình 1996 (?) đến giữa năm 2010 thì sụp đổ. Chủ tịch hội đồng quản trị Phạm thanh Bình đã bị bắt. Nhưng người giữ “túi tiền” của cả tập đoàn, Tổng giám đốc tài chánh Hồ ngọc Tùng lại được cho đi Úc chữa bệnh (ngay sau khi cơ quan an ninh điều tra khởi tố Vinashin) cho đến nay vẫn chưa về ! Vinashin có trên 200 công ty trực thuộc. Hiện VC ra lệnh giải thể, phá sản 200 công ty con hoặc bán ra dưới hình thức “bán nợ”. Vinashin được chỉ thị “tái cơ cấu” chỉ còn giữ lại 15 công ty con, 2 liên doanh, 1 công ty liên kết và 2 đơn vị sự nghiệp.

Khi Vinashin thành hình, VC tung hô là tập đoàn kinh doanh mũi nhọn -“quả đấm thép” trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Vinashin đổ bể để lại môt số nợ tương đương 100 ngàn tỷ đồng. Đọc lời công bố trên, ai cũng biết là trong ván bài vàng lá, Đôla và các tập đoàn quốc doanh, đảng và nhà nước đã “khoanh vùng làm ăn” chia chác xong xuôi, thì mới có được quyết định xí xóa như trên.

Cuối cùng, số nợ Vinashin sẽ đổ lên đầu công chúng bằng các hình thức tăng thuế khóa, giá điện, xăng... để bù vào số tiền VC đã ăn cắp bỏ vào túi riêng. Đúng là VC “choảng” vào mặt toàn dân Việtnam “quả đấm thép Vinashin” giá 5 tỷ Mỹ kim!

Trần nguyên Thao
March 30, 2011

(*) Tài liệu của Saigon Jewelry Company (SJC) cho biết, 22 năm qua SJC đã đưa ra thị trường 20 triệu lượng vàng miếng (tương đương 700 tấn vàng lá).
(**) Có tin nói là, tai VN ngày nay cứ 7 người dân thì có một công an. Nếu đúng vậy, làm sao VC có thể giảm công chi. Làm sao diệt được tham nhũng. Vì VC sống bằng “lậu” không chỉ sống bằng “lương”.