Tuesday, November 30, 2010

Nguyễn Ngọc Bích - Mấy Ký-Ức Với Vận, Thuận

Tôi với Vận có một thứ duyên kỳ lạ. Biết nhau từ ở Việt-nam song gốc gác tuy ở cùng một công-sở, Việt Tấn Xã, hai chúng tôi cũng không có mấy dịp gặp nhau để gần gũi, thân tình. Qua ông anh, tôi được biết Vận có một cuốn truyện đặc-sắc, Chiến trường tồi tệ (http://chientruongtoite.blogspot.com/), nhưng cũng gây không ít rắc rối cho anh.

Qua Mỹ, có lần anh đến chơi Virginia, tôi mới được biết là trong thời-gian 5 năm ở lại Việt Nam sau 1975 anh đã quay ra học Kinh Dịch để trở nên khá thông thạo về những lẽ biến thiên của cuộc đời. Không giống những người trẻ khác, anh rất thích những biểu-hiện về văn-hóa quê hương. Gặp cụ Tá Chi Trương Cam Khải, anh say mê những nét vẽ thuần Đông-phương của cụ, từ những nét bay bướm vẽ hoa vẽ lá đến những đường gân guốc vẽ trúc, vẽ đá, gợi cho ta tưởng đến những đại-họa-sư Trung-hoa đời nhà Tống. Gặp cụ bà Kim Y Phạm Lệ Oanh, anh thấy nơi cụ một nữ-học-giả bình dị mà uyên bác, bề ngoài trông thật đơn sơ mà bên trong là cả một kho tàng chữ nghĩa, dịch Kinh Thi, dịch truyện tàu, đọc chữ Nôm, một trong những nữ-sĩ đầu tiên viết tiểu-thuyết tân-thời từ đầu thập niên 1940.

Vận ở Mỹ song lại thích trở về nguồn. Sang Cali, trong nhiều năm Vận đi làm cho Đài phát thanh Khoa-học Kỹ-Thuật nhưng không bao giờ anh sao nhãng chuyện văn chương, chữ nghĩa. Đó là lý-do thỉnh thoảng tôi lại nhận được điện-thoại của Vận như trên trời rơi xuống hỏi chuyện này, nhắc chuyện kia.

Bỗng một hôm, Vận gọi cho tôi khoe là đã làm xong được một bài hát, “Quốc-tế Việt ca,” mà anh muốn tôi giúp làm thành lời tiếng Anh để có thể hát được theo nhạc của bài Việt. Và thế là ta có bài do Hoàng Trọng Thụy phổ nhạc và hòa âm, Kim Tước và Vũ Anh hát (trên Youtube Quoc te Viet Ca):

QUỐC TẾ VIỆT CA


Hỡi những người Việt Nam trên toàn thế giới
Đã yêu tự do như yêu mạng sống mình
Hãy đứng lên lấy lại quyền làm người
Như người dân trên toàn thế giới
Như người dân trên toàn thế giới.

Hỡi những người Việt Nam ở khắp nơi
Dân tộc chúng ta chưa từng được nói
Chưa từng biết đến độc lập tự do
Chưa từng góp tiếng đích thực cho đời.

Hỡi những người Việt Nam trên toàn thế giới
Từ Đông sang Tây hãy thức dậy
Cùng với mặt trời nắng soi đường không tắt
Cùng với mặt trời dân mình tìm đến tương lai.

Hỡi những người Việt Nam ở khắp nơi
Cùng những người Việt ôm giữ quê hương
Hãy nắm tay nhau đòi hòa bình công chính
Đòi quyền dân cho dân tộc Việt Nam.

Hỡi những người Việt Nam ở khắp nơi
Cùng những người Việt ôm giữ quê hương
Hãy góp sức chung xây hòa bình ngàn năm tới
Mở kỷ nguyên toàn cầu vui sống bình yên.

THE VIETNAMESE INTERNATIONALE

Children of Vietnam the world over,
You love freedom as you would your life,
Let’s stand up and reclaim our rights
Like the people the world over,

Like the people the world over.

Children of Vietnam everywhere,
Our people have yet to see
Real freedom and independence,

Have yet to shine with all others.

Children of Vietnam the world over
From East to West, let’s arise

Let’s arise as with the sun,
Let us find our future.

Children of Vietnam everywhere,
Let us with those inside Vietnam,
Let’s hold our hands and demand Peace,
Let’s reclaim all our civil rights.

Children of Vietnam everywhere,
Let us with those inside Vietnam,
Let’s set off to build real peace for the world
And secure a brotherly kind one.


(Lời tiếng Anh do Nguyễn Ngọc Bích)

Bài có tham-vọng thay bài “Quốc tế ca” đầy sắt máu của CS nhưng với một tâm-hồn thật bao la, thật Việt-nam:

“Hãy góp sức chung xây hòa bình ngàn năm tới
“Mở kỷ nguyên toàn cầu vui sống bình yên.”

Bẵng đi một thời-gian dài (nhiều năm), tôi không được tin tức gì của Vận. Tưởng anh đã cạn nguồn cảm-hứng! Song tôi đã nhầm to.

Lại một hôm khác, đánh kiểu du-kích, anh gọi cho tôi từ miền Tây để cho tôi nghe qua điện-thoại bài “Lệ Biển,” thơ Ngô Đình Vận, nhạc Lại Minh Thuận, hòa âm Nghiêm Phú Phi, giọng hát Kim Tước:

LỆ BIỂN (Trích)

Tôi khóc những người
Đã chết oan khiên
Người lạ người quen
Chết đói, chết khát
Chết dấm, chết dúi
Chết đuối, chết chìm
Chết ức, chết oan
Chết thảm thương
Trên đường đi tìm

đất sống bình yên…

Tôi khóc phận người
Một đoạn đường đời
Gai góc thảm thương
Tôi khóc lặng câm
Van vái hồn thiêng
Về với bình minh
Đánh thức núi sông.

Bài hát được làm ra để chuẩn-bị đánh dấu ngày 30/4 năm 2005! Bài hát ngậm ngùi này đi sâu vào lòng người, cũng như bài “Sao Mai” nói về một người em ở lại (“Đôi ta là một sống hai nơi”):

Tôi ở bên này em bên kia
Sao hôm lạnh ngắt nỗi chia lìa
Sao mai bên đó em còn thức
Mong rạng đông về soi bóng tre…

Tôi thương em mà lại thương tôi
Thương bao thân phận những dập vùi
Tôi ôm trống trải lòng kinh hãi
Đời có chăng còn quên nhớ thôi…
Tôi thương người mà biết thương tôi
Thương bao cơ cực những mảnh đời
Thương sông mải miết đi tìm núi
Thương đất khô cằn thương nước vơi.

Nhưng Vận không chỉ làm nhạc đấu tranh hay nhạc ai oán, xót xa kiểu này. Vận còn có những bài như “Cựu Kim Sơn”:

Thành phố em dốc dài đường hẹp
Cựu Kim Sơn giỡn sóng trùng khơi
Rêu vương vấn hành cung Hy Lạp
Gọi gió về vịnh Bán Nguyệt đầy vơi…

hay cả một bài “Giáng Xuân” ca tụng bên cạnh Houston và Denver:

Ngày xuân DC hoa thắm ngợp trời
Và em tung tăng trên phố phường vui…

Sau nhiều lần được nghe nhạc anh, cuối cùng tôi cũng được dịp gặp Lại Minh Thuận, người nhạc-sĩ mà tên tuổi giờ đây hầu như gắn liền với thơ Ngô Đình Vận tương-tự như nhạc Đoàn Chuẩn đi với lời của Từ Linh. Một con người đa tài mà dễ thương hết cỡ!

Anh chụp hình, quay phim, không chỉ chơi nhạc mà còn làm nhạc, làm video… rất hay! Mà lại rất khiêm tốn, lúc nào cũng nhỏ nhẹ, trên môi nở một nụ cười. Gặp Vận, anh làm đến nay cũng đã cả mười mấy, hai chục bài phổ thơ của Vận… mà mỗi bài một vẻ, không bài nào giống bài nào. Có người thích bài “Phượng Tím” của anh, nói về một loại cây đặc-biệt nổi ở một vài nơi gần Los Angeles và ở bên Úc nữa (có tên là “Jacaranda”) nhưng tôi đặc-biệt mê những bài thuộc loại dân-ca mới mà anh đã làm ra khi phổ nhạc những bài như “Chích Chòe,” “Bươm Bướm,” “Chuồn Chuồn” của Vận.

Cái hay của Ngô Đình Vận ở trong những bài này là anh cho ta cảm-tưởng anh lấy từ những bài dân-ca hay ca-dao có sẵn, đổi thay đôi chút để làm thành một bài tân-dân-ca kiểu Phạm Duy. Nhưng không, anh làm thơ mới hoàn-toàn song lại giữ được tinh-thần dân-ca, kiểu dân-ca Bắc Ninh với cái nghịch ngợm, cái trọc ghẹo của con gái làng Lim. Như trong bài “Quan Họ Đi Xa,” chẳng hạn, anh cho một cô gái xuân-thì ban đêm ngồi nhớ mông lung xong chợt nhớ đến một bức tranh Đông Hồ, “Cá Đớp Trăng,” bèn nảy ra ý-tưởng muốn như con cá kia, “hớp luôn hồn của một chàng trai mà cô thầm yêu trộm nhớ.” Trí tưởng tượng chẳng mấy lúc biến cô thành một người muốn được bắt con cá (=anh chàng) nọ để làm tình làm tội nó… để rồi nghĩ lại, lại đem lòng thương nó.

Bài “Chích Chòe” cũng vậy, nó nhảy tung tăng, nó hót líu lo, làm cho nhà thơ một lúc đâm ra yêu tất cả, yêu cỏ, yêu cây, yêu bầu, yêu bí…

Đến bài “Chuồn Chuồn” cũng thế. Cô gái trong bài bực chàng trai nọ cứ “chập chờn” bay lượn mà chẳng chịu “đậu xuống cánh hoa,” đúng là một con “chuồn chuồn phải gió”!

Khi bay thì gió,
Gặp ráng trời mỡ chó thì mưa
Lòng em bão táp mưa sa
Anh đâu có biết, anh cứ tà tà anh ấm ương…

Đây là những tâm-cảnh vừa cũ (như trong ca-dao) nhưng lại cũng vừa mới như một cô con gái đời nay, đầy sức sống và không thiếu những tư tưởng ngộ nghĩnh nếu không muốn nói là ngỗ nghịch.

Để phổ nhạc được những tâm-tư rắc rối đó, không lạ là Lại Minh Thuận đã phải đi tìm đến nhiều điệu nhạc rất đa dạng, chứng tỏ là anh đã quán-triệt được cả nhạc cổ-truyền Việt-nam (quan họ, lý, chèo cổ, Nam-ai v.v.) lẫn nhạc Tây-phương để ta có những nhịp điệu sống động như ta thấy trong nhạc “country, country-rock, R&B” và cả nhạc lên đồng.

Trong nỗ lực làm mới nhạc Việt ở hải-ngoại mà lắm lúc tôi tưởng đã là như một bãi sa-mạc, vì ảnh-hưởng quá mạnh của nhạc trẻ của Mỹ cũng như là vì ảnh-hưởng của toàn-cầu-hóa (nhằm thỏa mãn một thị-trường “quốc-tế” thay vì VN), hướng đi mới của Ngô Đình Vận với sự tiếp tay của Lại Minh Thuận là một làn gió mát, một hương thơm đến từ quê hương VN ở tận trong cõi lòng và tiềm-thức của chúng ta! Hướng đi này, tôi nghĩ, đầy hứa hẹn… nhất là khi, như nhà tôi đã có dịp nhận-định, nó lại được chuyên chở bằng một giọng ngọt ngào hiếm có, một giọng vừa truyền cảm, dễ thương vừa điêu luyện như của Ngọc Thủy!

Nguyễn Ngọc Bích
Viết xong đêm 30/XI/2010
Khu Đồng Xuân
Bang Trinh Nữ
Hoa Kỳ Quốc

Tuesday, November 16, 2010

Sớ Tống Tà: 35 Năm “Bác” Vào Thành - Ba Búa

Hồ Chí Minh chém giết đều,
Ngày nào cũng có một hai tin buồn.
Hồ Chí Minh cướp rất thường,
Đêm ngày băng đảng nhố nhăng lộng hành.
Hồ Chí Minh trấn lột nhanh,
Giựt giây chuyền, cướp xế ngon của người.
Hồ Chí Minh nổi cơn ghiền,
Hè nhau chích choác tự nhiên như ruồi.
Hồ Chí Minh ổ mãi dâm,
Mặc cho đĩ điếm thả rong ngoài đường.
Hồ Chí Minh đượi trá hình,
Giả vờ hớt tóc, bán dâm hành nghề.
Hồ Chí Minh lộng “mát sa”,
Mát trên, nóng dưới, “Bác” tiêu tán thoòng.
Hồ Chí Minh lừa gái vườn,
Đưa lên thành phố gả sang nước ngoài.
Hồ Chí Minh dụ trẻ thơ,
Phá trinh rồi ép vào lò phấn hương.
Hồ Chí Minh đảng tham quan,
Chia nhau đánh cướp của công tận tình.
Hồ Chí Minh đục khoét hoài,
Sâu dân, mọt nước đua nhau tiến hành.
Hồ Chí Minh nạo, phá thai,
Thương thay thiếu nữ níu tay tử thần.
Hồ Chí Minh bóc lột người,
Tiếp tay tư bản hại đời công nhân.
Hồ Chí Minh tháo tỏng rồi,
Công nhân ăn phải thịt ôi nhiễm trùng.
Hồ Chí Minh lãnh đạo ngu,
Mở mang thành phố về khu sình lầy.
Hồ Chí Minh lún, xập rồi,
Mưa không thoát nước, xe bơi thay xuồng.
Hồ Chí Minh hố tử thần,
Gây bao thảm họa giao thông tối ngày.
Hồ Chí Minh nịnh ngoại xâm,
Bắt người chống cướp biển Đông, bỏ tù.
Hồ Chí Minh bầu cử ma,
Đảng mà giới thiệu kể như trúng rồi.
Hồ Chí Minh làm cò mồi,
Giúp cho Tư Bản nước ngoài thầu gian.
Hồ Chí Minh cướp mặt bằng,
Bán qua, bán lại, phi tang vồ tiền.
Hồ Chí Minh mánh chuyển ngân,
“Đại gia đầu đỏ” rửa tiền ngon ơ.
Hồ Chí Minh dạy nặc nô,
Nữ sinh đánh lộn bầy trò quay phim.
Hồ Chí Minh thi cử gian,
Bán đề, học dởm, học dùm OK.
Hồ Chí Minh lừa vua Hùng,
Bánh chưng độn “móp” cúng lên lễ đài.
Hồ Chí Minh đạo khấn đời,
Nhà Chùa, Nhà Chúa, nhà tôi, nhà mình.
Hồ Chí Minh nhảy xuống ao,
Chán đời tự tử kiểu nào cũng ghê.
Hồ Chí Minh quyết rình mò,
Blogger, Facebook tống mau vô tù.
Hồ Chí Minh sợ người ngay,
Nói ra sự thật phơi thây Đảng già.
Hồ Chí Minh kém vệ sinh,
Đái đường, ị bậy, hôi rình mọi nơi.
Hồ Chí Minh tuổi 35,
Minh Khai, Thị Lạc, Thị Trưng… “Bác” mần.
Đủ rồi cái tuổi dê xồm,
Bước qua 36 vứa bần vừa dâm.
Vào thành “Bác” phản bội dân,
“Đấu tranh giai cấp” chỉ bênh kẻ giầu.
Sớ làm tống khứ “Bác” mau,
Sàigòn ngọc lại sáng ngời Viễn Đông.

Ba Búa. Oct 30, 2010.

Hát Chèo: Vừa Nằm Vừa Kể - Hồi 03 / Ba Càng

Già Thu tuy giận giao liên,
Bên mình sẵn có thuốc viên thử dùng.
Thuốc này chuyên trị mỏi gân,
Lại còn gia giảm chữa từng cơn đau.
Lam sơn chướng khí dãi dầu,
Trị luôn bách bệnh, bổ mau tuổi già.
Tần mần Thu cứ vào ra,
Thấp tha thấp thỏm như là “thần giao”.
Quả nhiên sáo huýt ba hồi,
Thu già cuống quýt ra ngoài cố ho.
Thang tre thả xuống suối khe,
Người đâu phơi phới mặt hoa ửng hồng.
Trái tim Thu đập phập phình,
Bề ngoài mặt lạnh như đồng lập nghiêm.
Giao liền luống cuống hỏi liền,
Ô hay chú đã giận hờn điều chi?
Già Thu nhấn giọng gầm gừ,
Tại sao cháu kể chuyện ta với người.
Cháu ngoan lớ ngớ ô hay,
Muỗi rừng sốt rét chích đau quá chừng.
Quảng Ba sợ bệnh lây lan,
Vội đưa gấp cháu qua bên xứ người.
Nhờ cô bác sĩ quá tài,
Khám luôn tổng quát một hơi tận tình.
Chú dòm cháu gái xáp gần,
Đổi ngay chiến thuật, tay lần vuốt ve.
Hỏi rằng cháu nói những gì,
Sau Hàm Ly biết chú thì yếu… gân.
Cháu ngoan mím miệng, cúi gần,
Để cho chú hỏi đăm lần mới khai.
Rằng là bác sĩ quá hay,
Ra chiêu khám bệnh với nhiều công phu.
Hỏi han cháu rất chi ly,
Để mà “bố trí” cũng vì chú thôi.
Chú là lãnh đạo tuyệt vời,
“Bên kia” ban lệnh cháu đây ngó chừng.
Miễn sao sức lực hào hùng,
Thì “đường Kách Mệnh” mới không chần chừ.
Được lời chú khoái đê mê,
“Bên này, bên ấy” xum xuê cờ Hồng.
Đội ơn “đồng chí anh em”,
Lại đây chú gắn “huân chương” dạt dào.
Cũng là thử thuốc xem sao,
“Chú đây, cháu đấy” ai nào “quản công”.
Trâu già thì thích cỏ non,
Cháu thì rên rẩm, chú nôn thấy bà.
Chú thì ứ, ử, ừ, ư.
Cháu cười trong bụng già nguy mất rồi.
Đằng nào bẫy cũng xập thôi,
Già nằm trong rọ của người “bên kia”.
Cấp trên “tập huấn” rành nghề,
Ta theo “phương án” ra tay thực hành.
Thực ra cái bệnh rét rừng,
Là do Hồ Lão (Hồ Học Lãm) trưởng đoàn bày ra.
Cũng là Tình Báo người nhà,
Cốt sao đạt được mục tiêu trường kỳ.
Tiên sư cái số đen xì,
Cũng vì “công tác” phài ve thằng già.
Đau lòng nước mắt ứa ra,
Già Thu lại tưởng ý a chân tình.
Sức già lực bất tòng tâm,
Cháu còn sụt sịt vì căm hận đời.
Cái ngành Hộ Lý nghiệt thay,
Vừa nuôi vừa phải chiều tay bợm già.

Ba Càng. Nov 07, 2010.

Hát Chèo: Vừa Nằm Vừa Kể - Hồi 02 / Ba Càng

Anh Xù (Đại Lâm) huýt sáo đầu nguồn,
Cửa hang “Bác” đã ho khan một hồi.
Đúng theo mật khẩu chắc rồi,
Thang tre thả xuống anh Tầy leo lên.
“Bác” ra dắt khứa hỏi nhanh,
Anh Xù báo cáo thư xanh với quà.
Mở “ba lô” xám lấy ra,
Vuốt râu “bác” gật đúng là Hàm Ly.
Xong rồi tiễn khứa mau đi,
“Bác” ra ngoài lán cắm đầu đọc thơ.
Ly là bác sĩ ai bì,
Trong ngành Tình Báo của Hồ Đại Gia (Hồ Tùng Mậu).
Cô nàng chữa phổi cho ta,
Tại sao lại biết bệnh là nhược suy.
Mơ màng “Bác” nghĩ một khi,
Vội châm thuốc hút í à một hơi.
Muôn vàn cảm tạ xứ ngoài,
“bạn bè quốc tế” giúp người “anh em”.
Chăm lo cả chuyện thuốc men,
Cũng vì đại nghĩa chẳng quên diệt thù.
Hân hoan “Bác” mở quà ra,
Tái ngưòi, choáng váng sao là giống ri?
Tại sao bệnh kín nam nhi,
Mà Ly lại biết quá nguy mất rồi.
Giận đời “bác” đấm liên hồi,
Phải chăng con quái nó chơi chú già.
Tưởng rằng gái trẻ, nai tơ,
Ai ngờ nó đã vào nghề từ lâu.
Hoặc là thằng khốn Hùng trâu,
Chơi khăm làm phản theo bè Hùng Phong.
Bợm già mắc bẫy đau không,
Nghiến răng “bác” rủa lầm bầm vài câu.
E rằng mưu chước anh Tầu,
Khốn thay cũng bởi lợn lòng xổng ra.
Thừ người “Bác” ngậm mối sầu,
Nhìn hai hũ thuốc một mầu bi ai.
Lọ này (í a) “đặc sản” ấy dai,
Hũ kia tráng thận đúng loài Hải Ly.
Vừa đau vừa ức ê chề,
“bác” quơ quà giấu dưới khe bên gường.
Nằm co nghĩ ngợi liên miên,
Bỗng nghe tiếng sáo, giờ cơm đến rồi.
Nhỏm người phóng lẹ ra ngoài,
Thả thang tre xuống cho người leo lên.
Chú Xù nhậm lẹ đưa cơm,
Nín đau “Bác” hỏi cháu còn đi xa?
Xù rằng đồng chí Quảng Ba,
Cho hay dưỡng bệnh cũng qua vài tuần.
Vào hang “Bác” lại đi nằm,
Sinh tình, tức cảnh “Bác” mầm thơ suông.
“Ngổn ngang trăm mối bên lòng,
Ngủ không ngon giấc, ăn không ngon mồm”.
Í a “Bác” dính bẫy chồn í a.

Ba Càng. Nov 03, 2010.

Hát Chèo: Vừa Nằm Vừa Kể - Hồi 01 / Ba Càng

Bác to hoạt động ban ngày,
Còn như bác nhỏ mầy mò ban đêm.
Tối trời cháu gái đưa cơm,
Vào trong chú dậy thơ hay mấy vần.
Rằng “vân úng trùng sơn, sơn úng mây”.
T. Lan hứng quá dịch ngay,
“Mây ôm núi, núi ôm mây” dạt dào.
Chú đây là núi đỉnh cao,
Cháu là mây mỏng uốn vào, uốn ra.
Nằm đây chú kể cho nghe,
“Gia đình kách mệnh” mới là anh em.
Đừng kêu, đừng dẫy om sòm,
Quanh đây mật thám lấp lom rình mò.
Chuyện này kín đáo “kuốc” phòng,
Lộ ra các chú Ba (Lê Quảng Ba), Hùng (Lê Thiết Hùng) thủ tiêu.
Bảy còn thút thít khóc dài,
T. Lan sửa lại “thơ hay” hợp tình.
“Sông trong” vẩn đục nọc hồng “giản đơn”.
Cháu về chưa được vài hôm,
Chú Thu thoắt đã nổi cơn nóng rồi.
Dựa vào núi Mác thở dài,
Ngắm nhìn con suối đã đời Lê Nin.
Chú phun thơ cóc hỏi thăm,
Gửi cho giấy bút học chăm đánh hoài.

Ba Càng. Oct 19, 2010.

Hài Kịch Sinh Cung Môn - Tập 03 / Ba Làng

T. Lan ngó xuống mặt bàn,
Thấy tờ giấy đỏ chữ vàng vô duyên.
“Á hà” sách đã đặt tên,
Ngứa mồn Lan mới chê liền một hơi.
Tổ bà cái gã Dân Tiên,
Dốt chi dốt lạ, chắc điên mất rồi.
Đỉnh cao trí tuệ đười ươi,
Bày ra tựa sách lôi thôi, dài thòng.
Dùng trên 10 chữ chưa xong,
Ai mà biết rõ Vương ông mần gì?
Cuộc đời hoạt động cái chi?
Bác bàn “chánh chị” hay đì “chánh em”.
Hoặc là động cỡn lên cơn,
Đi tìm cháu gái “giản đơn” lần mò.
Hoặc là ăn trộm Văn, Thơ,
Có đâu nhiều chữ vẫn bù như không.
Lại còn cái Mẩu ấm ương,
Phải chi chọn đại chữ Hòn cho to.
Những Hòn chuyện của “Bác Hồ”,
To như núi Marx mới “đô” mới hùng.
Hòn thì có cứng, có mềm,
Đủ “size” xử dụng theo từng thời cơ.
Hay là Cục chuyện phứt đi,
Đúng nghề tình báo đứng kề Cục R.
R mà tiếp nối với Ờ,
Thì thôi đúng ngón Vương già của Lan.
Gã kia, ấm ớ Dân Tiên,
Giở trò phản động hổ danh “Bác Hồ”.
Cái gì từng Mẩu tí ti,
Làm sao xứng với suối phè Lê Nin.
Dân Tiên đực mặt, thở than,
Sao em giở chứng bàn ngang hại người.
Cô mà méc để “Bác” hay,
Thì Tiên cũng tố Lan vầy Hồng Phong.
Bây giờ “Bác” đã qua sông,
Thì đôi ta cũng vào trong “ấy… à”.
Con “đường Kách Mệnh” một nhà,
“Kết đoàn” gấp gáp mới là anh em.
Để lâu nguội mất cháo cơm,
“Bác” về bất tử thì chuồn đi đâu?
“Đố mì” ôm ấp nốt “Son”,
Xá chi “mèo mả gà đồng” gặp nhau.

Ba Làng. Oct 24, 2010.

Hài Kịch Sinh Cung Môn - Tập 02 / Ba Làng

Lão Vương dạy cháu T. Lan,
Nhập môn “Kách Mệnh” chứa chan lạ lùng.
Trước là phải bỏ gia đình,
Hai là “Tổ Kuốc” chẳng cần làm chi.
Đại đồng sẽ đến một khi,
Còn như Tôn Giáo đúng là dị đoan.
Tam vô là chuyện vỡ lòng,
Tiếp theo bảo mật, ngụy trang làm đầu.
Chúng mình phải thực tập mau,
Tình nhân một cặp cùng nhau biến hình.
Ngoài đường mật thám nó rình,
Khóa nhanh cửa lại trùm chăn lên giường.
Bên ngoài có chú Dân Tiên,
Trong vai bảo vệ ấy a tốt rồi.
T. Lan đỏ mặt nhíu mày,
Ái quần, ái Kuốc, ái Kò, ái… đau!
Gà tre Vương Lão phờ râu,
Dân Tiên vội vã ghi mau sự tình.
Vương châm thuốc hút dặn nhanh,
Đây là “thước để đo lòng” quyết tâm.
T. Lan nước mắt lưng tròng,
Than rằng khói quá chịu không nổi rồi.
Lão Vương lỉnh hội ra ngoài,
Tức thời mật thám cũng thôi rình mò.
Dân Tiên cất tiếng hỏi to,
Sao Lan lại để lão già làm ăn.
Lan rằng vừa ức, vừa căm,
Hồng Phong đâu có ngó chừng đến tôi.
Hận đời cũng giận cả người,
Mất khôn nên mới “về tay bợm già”.
Giãi bầy ba kiểu, ba ba,
Y chang truyện xứ đảo xa mặt trời.

Ba Làng. Oct 17, 2010.

Hài Kịch Sinh Cung Môn - Tập 01 / Ba Làng

Thăng Long lễ hội tứ tung,
Bao nhiêu kịch bản lằng nhằng dở dang.
Phim nào cũng phải ngâm tôm,
Lòi ra Hán hóa, cổ trang của người.
Chẳng qua bởi thiếu kịch vui,
Bây giờ Hải Ngoại ra tay soạn dùm.
Nhái theo phim “Lã Sanh Môn”,
Thì ta cũng có cửa hang viết tuồng.
Sinh Cung mà lại thêm Môn,
Vạch ra cả một bộ môn kịch hài.
Các vai có sẵn một thời,
Lão Vương, chú Giáp, chú Đồng, chú Khu.
T. Lan vai nữ đứng kề,
Lin Sam, Thị Lạc vỗ về Dân Tiên.
Giáo đầu giới thiệu làm quen.

Ba Làng. Oct 15, 2010.

LS Nguyễn Quốc Lân - Giáo Dục California Gặp Khủng Hoảng



Sorry state of California Education: Lack of money.

The state of public education in California is currently beset by lack of funding at both federal and state levels.

Local school districts are experiencing hard times coping up with the situation and trying to minimize adverse consequences.

VanHoaNBLV interviewed a number of teachers and educators of two school districts Westminster and Garden Grove, where a highest enrollment of Vietnamese American students is registered.

Major concerns expressed by a number of parents are their children's education and the fear of their involvement in gang activities and drug addiction.

VanHoaNBLV interviewed Mr. Andrew Nguyễn, Board of Trustees Vice President, Westminster School District. Mrs. Nguyễn Hòa Bình, President of Parents Teachers Association (PTA), Westminster School District and Lawyer Nguyễn Quốc Lân, Board of Education Vice President, Garden Grove Unified School District on the above mentioned subject.

These interviews have been on September 10, 2010 at Little Saigon, in Southern California, USA.

LS Nguyễn Quốc Lân - Giáo Dục California Gặp Khủng Hoảng.

Tình hình giáo dục tại California đang rơi vào rắc rối vì các ngân khoản tài trợ của Liên Bang và Tiểu Bang đều cạn.

Để đối phó với hoàn cảnh hiện tại các học khu đã phải cố gắng xoay sở để việc giáo dục tránh bớt các khó khăn.

VanHoaNBLV vào ngày 10 tháng 09 năm 2010 đã phỏng vấn một số nhân vật thuộc hai học khu có đông học sinh Mỹ gốc Việt là Westminster và Garden Grove.

Điều quan tâm nhất của một số phụ huynh học sinh là phải đề phòng về việc con em của họ liên lụy tới tới băng đảng, ma túy.

VanHoaNBLV đã phỏng vấn ông Andrew Nguyễn, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Westminster, bà Nguyễn Hòa Bình thuộc tổ chức Phụ huynh Học sinh Westminster và Luật sư Nguyễn Quốc Lân, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove về vấn đề nói trên.

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện vào ngày 10 tháng 09 năm 2010 tại Little Saigon Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Nhạc nền ca khúc "Phượng Tím" thơ Ngô Đình Vận, nhạc và hòa âm Lại Minh Thuận.

Andrew Nguyễn - Giáo Dục California Gặp Khủng Hoảng



Sorry state of California Education: Lack of money.

The state of public education in California is currently beset by lack of funding at both federal and state levels.

Local school districts are experiencing hard times coping up with the situation and trying to minimize adverse consequences.

VanHoaNBLV interviewed a number of teachers and educators of two school districts Westminster and Garden Grove, where a highest enrollment of Vietnamese American students is registered.

Major concerns expressed by a number of parents are their children's education and the fear of their involvement in gang activities and drug addiction.

VanHoaNBLV interviewed Mr. Andrew Nguyễn, Board of Trustees Vice President, Westminster School District. Mrs. Nguyễn Hòa Bình, President of Parents Teachers Association (PTA), Westminster School District and Lawyer Nguyễn Quốc Lân, Board of Education Vice President, Garden Grove Unified School District on the above mentioned subject.

These interviews have been on September 10, 2010 at Little Saigon, in Southern California, USA.

Andrew Nguyễn - Giáo Dục California Gặp Khủng Hoảng.

Tình hình giáo dục tại California đang rơi vào rắc rối vì các ngân khoản tài trợ của Liên Bang và Tiểu Bang đều cạn.

Để đối phó với hoàn cảnh hiện tại các học khu đã phải cố gắng xoay sở để việc giáo dục tránh bớt các khó khăn.

VanHoaNBLV vào ngày 10 tháng 09 năm 2010 đã phỏng vấn một số nhân vật thuộc hai học khu có đông học sinh Mỹ gốc Việt là Westminster và Garden Grove.

Điều quan tâm nhất của một số phụ huynh học sinh là phải đề phòng về việc con em của họ liên lụy tới tới băng đảng, ma túy.

VanHoaNBLV đã phỏng vấn ông Andrew Nguyễn, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Westminster, bà Nguyễn Hòa Bình thuộc tổ chức Phụ huynh Học sinh Westminster và Luật sư Nguyễn Quốc Lân, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove về vấn đề nói trên.

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện vào ngày 10 tháng 09 năm 2010 tại Little Saigon Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Nhạc nền ca khúc "Phượng Tím" thơ Ngô Đình Vận, nhạc và hòa âm Lại Minh Thuận.

Nguyễn Hòa Bình - Phụ Huynh Cần Chăm Sóc Con Em Nhiều Hơn



Sorry state of California Education: Lack of money.

The state of public education in California is currently beset by lack of funding at both federal and state levels.

Local school districts are experiencing hard times coping up with the situation and trying to minimize adverse consequences.

VanHoaNBLV interviewed a number of teachers and educators of two school districts Westminster and Garden Grove, where a highest enrollment of Vietnamese American students is registered.

Major concerns expressed by a number of parents are their children's education and the fear of their involvement in gang activities and drug addiction.

VanHoaNBLV interviewed Mr. Andrew Nguyễn, Board of Trustees Vice President, Westminster School District. Mrs. Nguyễn Hòa Bình, President of Parents Teachers Association (PTA), Westminster School District and Lawyer Nguyễn Quốc Lân, Board of Education Vice President, Garden Grove Unified School District on the above mentioned subject.

These interviews have been on September 10, 2010 at Little Saigon, in Southern California, USA.

Nguyễn Hòa Bình - Phụ Huynh Cần Chăm Sóc Con Em Nhiều Hơn.

Tình hình giáo dục tại California đang rơi vào rắc rối vì các ngân khoản tài trợ của Liên Bang và Tiểu Bang đều cạn.

Để đối phó với hoàn cảnh hiện tại các học khu đã phải cố gắng xoay sở để việc giáo dục tránh bớt các khó khăn.

VanHoaNBLV vào ngày 10 tháng 09 năm 2010 đã phỏng vấn một số nhân vật thuộc hai học khu có đông học sinh Mỹ gốc Việt là Westminster và Garden Grove.

Điều quan tâm nhất của một số phụ huynh học sinh là phải đề phòng về việc con em của họ liên lụy tới tới băng đảng, ma túy.

VanHoaNBLV đã phỏng vấn ông Andrew Nguyễn, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Westminster, bà Nguyễn Hòa Bình thuộc tổ chức Phụ huynh Học sinh Westminster và Luật sư Nguyễn Quốc Lân, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove về vấn đề nói trên.

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện vào ngày 10 tháng 09 năm 2010 tại Little Saigon Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Nhạc nền ca khúc "Phượng Tím" thơ Ngô Đình Vận, nhạc và hòa âm Lại Minh Thuận.