Sunday, April 29, 2012

Nguyễn Thu Hà - Phát Biểu Trong Buổi Lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen & Quốc Hận 30/4 Nam Cali 2012

Phát Biểu Trong Buổi Lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen & Quốc Hận 30/4 Nam Cali 2012

Nguyễn Thu Hà






To:

Spiritual Leader,
Elected Officials,
Honor guests,

My name is Thu-Ha Nguyen, Vietnamese Young Marines, on behalf of Black April Commemoration Committee to welcome you to this event. Today marks the 37th year of Black April, April 30th, 1975. We come together to commemorate those who lost their lives to protect South Vietnam from North Vietnamese Communists. It’s a day hundreds of thousands of people left the country by all means fleeing from the communists; other hundreds of thousands from south republic of Vietnam were sent to prisons and many have lost their lives in these harsh labor concentration camp. Yet, April 30th, 1975 is also marked a day THE PEOPLE OF VIETNAM lost their freedom, and their basic of human rights.

At this very moment, we are sitting here; in Vietnam, thousands of people were forced out of their homes, lost their property by the Communist government, especially in Tien Lang, Van Giang province… Thousands of people were put in prison just because they execute their rights as citizen: to protect the motherland of Red China illegal invasion.

These are the causes, the motivations for all of us (specifically Vietnamese abroad), across generations to come together to united and fight for a better Vietnam just as our slogan for this year “Oversea United; Homeland uprising”.

Thank you.

Kính thưa:

Các bậc Trưởng thượng,
Các vị Lãnh đạo Tinh thần các Tôn giáo,
Quý vị Dân cử,
Các Hội đoàn, Đoàn thể,
Quý vị Đồng hương,
Các Anh, Chị, Em,
Cùng Quý vị trong giới Truyền thông.

Cháu là Thu-Hà Nguyễn, Vietnamese Young Marines, xin được thay mặt Ban tổ chức Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 xin được gởi lời chào đến tất cả Quý vị quan khách có mặt tại buổi Lễ hôm nay.

Hôm nay đánh dấu 37 năm tỵ nạn và Quốc hận. Chúng ta tề tựu nơi đây không phải chỉ để tưởng niệm những Quân dân Cán chính đã hy sinh để bảo vệ Miền Nam Việt nam trong suốt 21 năm 54-75 được sống trong bầu không khí tự do cho đến ngày 30 tháng Tư 1975. Ngày mà hàng trăm ngàn người đã trốn chạy CS bằng mọi phương tiện không quản sinh mạng. Hàng trăm ngàn quân nhân QLVNCH bị vào tù. Cả dân tộc Việt nam bị tước mất tất cả quyền con người.

Chúng ta ngồi nơi đây giờ phút này, xin hãy dành vài giây phút để chia sẻ cho tất cả đồng bào VIỆT NAM đang bị áp bức và bị cưỡng chiếm tài sản, đất đai như ở Tiên Lãng, Văn Giang… Cho tất cả người dân già trẻ lớn bé trong nước đang bị cầm tù chỉ vì họ muốn bảo vệ từng tất đất mà cha ông đã gầy công xây dựng.

Chúng ta, mọi thế hệ người Việt nam mang căn cước tỵ nạn CS, hãy cùng tưởng niệm các Quân dân Cán chính đã hy sinh vì lý tưởng tự do. Và cùng nắm tay đấu tranh cho một Việt Nam tươi sáng với Dân chủ và Nhân quyền.

Những công cuộc xuống đường đòi hỏi Tự do cho một Việt Nam không CS không ngừng ở hôm nay mà nó sẽ còn được tiếp tục khắp nơi trên thế giới, nơi nào có người Việt tỵ nạn CS.

Xin cảm ơn tất cả Quý vị.

Saturday, April 28, 2012

Trần Nguyên Thao - Chiến Lược Kinh Tế VC Đang Phá Sản

CHIẾN LƯỢC KINH TẾ VC ĐANG PHÁ SẢN


Trần Nguyên Thao


Tháng trước, diễn đàn này đã báo động 150 ngàn doanh nghiệp tại Việt Nam đang lần lượt bước vào đình đốn, đi dần đến phá sản. Mặc dù, trong vòng một tháng mới đây, với động thái giảm lãi suất hai lần, được Hanoi coi là “nỗ lực linh hoạt”, nhưng các doanh nghiệp vẫn cho rằng “liều thuốc” giảm lãi suất 2 điểm hay hơn nữa cũng không thể cứu được họ. Doanh nghiệp đòi hỗ trợ để sống còn. Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm, đã có thêm 12 ngàn doanh nghiệp khai phá sản. Bước sang quý hai, con số gần 80 ngàn doanh nghiệp khác đang sắp hàng đi vào tuyệt lộ là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời cũng là nỗi âu lo của 10 triệu công nhân thất nghiệp sẽ sống ra sao trước cơn lốc vật giá lăm le xoáy mòn mâm cơm của họ. Đầu tháng 5, lương tối thiểu lại tăng đôi chút, nhưng làm sao địch lại vật giá tăng nhanh như vòng xoáy từ tháng 3, ngay lúc điện, xăng tăng giá.

Với tiêu đề “Việt Nam: Từ anh hùng trở thành số không” trên tạp chí The Economist hôm 31 tháng 3 nhận xét rằng, chỉ vài năm trước đây, Việt Nam là một trong những nưóc đang phát triển hút tầm ngắm của cả thế giới, vậy mà hôm nay Việt Nam lại tụt hậu thê thảm. Trong đó, bài báo chỉ ra lạm phát của Việt Nam xếp hạng cao nhất Châu Á, hàng ngàn doanh nghiệp bị phá sản, giá bất động sản lao dốc và hàng loạt doanh nghiệp Nhà nước chới với vì những khoản nợ xấu. Qua cách đánh giá của bài báo, người ta nhận thấy một Việt Nam với những thay đổi đột ngột theo chiều hướng xấu đi, mặc dù, giới lãnh đạo đã thấy được điều đó, nhưng đi từ sự nhận thức cho đến phải làm gì là quãng đường quá xa, vì quyền lợi trong kinh doanh và quyền lực trong chính trị phải chăng vẫn luôn đi kèm?

Ông Kent Atkinson, giám đốc Grant Thorton thừa nhận, thật không vui khi thấy xu hướng niềm tin doanh nghiệp ở Việt Nam không cùng chiều với cải thiện của thế giới, các hoạt động hỗ trợ vốn vay, tình trạng thiếu lao động kỹ năng, quan liêu và đặc biệt là khả năng tiếp cận tài chính vẫn là những rào cản đối với niềm tin doanh nghiệp tại Việt nam.

Cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm từ 19,9 tỷ đôla (2010) xuống 14,7 tỷ đôla (2011). Số công ty nước ngoài toan tính rời khỏi Việt Nam nhiều hơn số định đến. Nghiên cứu hàng năm của Ngân hàng Thế giới về “làm kinh doanh” tiếp tục hạ điểm của Việt Nam. Báo cáo năm 2012 xếp Việt Nam đứng hàng 98 trên tổng số 183 nước, giảm 11 bậc so với năm 2008.

Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) một lần nữa hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt nam xuống mức 5,7%, sau các mức 6,3% của năm ngoái. Như vậy, mức dự báo này của Việt Nam thấp hơn so với các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Indonesia, Miến Điện. Tổng Cục Thống Kê VC vừa công bố, tăng trưởng kinh tế của quý 1 năm 2012 chỉ có 4%!

Sau 3 năm bỏ ra 143.000 tỷ đồng, tương đương 8 tỷ Mỹ kim, mong kích thích kinh tế, Hanoi vì thiếu khả năng lãnh đạo đã để nền kinh tế “rơi xuống đáy vực”. Hanoi đang “gỡ gạc” qua ngụy sách tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, bằng cách “hấp” lại một việc từng làm 20 năm trước. Tuy nhiên, các nhóm quyền lợi lại nương vào ngay gian kế này để thanh toán nhau, củng cố quyền lực phe nhóm mình. Đại công ty nhà nước được ưu đãi kinh doanh theo kiểu “lời ăn, lỗ dân chịu”; nhiều đại công ty loại này đang khai lỗ, và có dấu hiệu theo gót Vinashin. Thảm trạng này không hẳn chỉ mang bản chất làm ăn thua lỗ hay vỡ nợ. Nhưng chúng đang diễn tả đúng nghĩa về hiện tượng phá sản của chiến lược kinh tế do Cộng Đảng chủ trương. Trong lúc đó, giới chức cao cấp Việt Nam lại tìm cách “tảng lờ” về mức độ nghiêm trọng của các vấn đề nội tại trong kinh tế.

Phòng Thương Mại Công Kỹ Nghệ VN thực hiện cuộc khảo sát hôm 13 tháng 4 cho thấy, 87% số người được hỏi đã trả lời kinh tế thị trường là ưu việt, và chỉ 7% ủng hộ mô hình kinh tế nhà nước.

Bóng ma “Vinashin”

Thanh tra Chính phủ sau khi tiến hành 25 cuộc điều tra chỉ trong ba tháng đầu năm 2012, đã khám phá hàng loạt các đại doanh nghiệp nhà nước như Tập Đoàn Sông Đà, Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN), Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN), Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội, Ngân Hàng Nông Nghiệp Nông Thôn… bị phát hiện “sai phạm kinh tế” lên đến 30.720 tỷ đồng, tương đương 1.5 tỷ đôla. Còn quan chức gây ra những sai phạm ở cấp thấp thì lại được chuyển lên chức vụ cao hơn là một hiện tượng “tương đối phổ biến” tại VN. Trong số các đại doanh nghiệp nói ở đây, hẳn ám khí Vinashin đang chờn vờn ngay main lobby một vài nơi rồi.

Ngoài ra, còn hàng loạt công ty khác thanh tra chưa có phép “đặt chân tới”, nhưng được dư luận nói đến “khai lỗ triền miên”; có những tập đoàn nhà nước lỗ đến hang trăm tỷ đồng chỉ vì đầu tư vào địa ốc.

Từ cuối 2011 đến nay, nhiều công ty quốc tế chuyên thẩm định mức độ đáng tin cậy trong kinh doanh ở các nước như Fitch Ratings, Standard & Poors và Moody’s Investors Service, đã hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam xuống. Còn theo báo Wall Street Journal, sự kiện công ty quốc doanh Vinashin vỡ nợ, và nhiều công ty quốc doanh khác làm ăn thua lỗ vô tội vạ là nguyên nhân gián tiếp của sự mất giá đồng bạc, đẩy mức lạm phát có lúc lên đỉnh 23% như hồi tháng Tám 2011. Ngoài lạm phát và đình công (987 cuộc năm 2011 so với 541 cuộc năm 2007), doanh nghiệp nước ngoài còn nói tới điều kiện đường xá kém tại các khu vực công nghiệp gây khó khăn cho vận tải hàng hóa và tình trạng cắt điện luôn xẩy ra làm trở ngại sản xuất.

Qua đó, những kết luận cho thấy vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bị giảm sút và Đảng Cộng sản Việt Nam gắn quá chặt với những nguyên tắc của mình khiến nền kinh tế suy sụp.

VN có tới 10 triệu người đang độ tuổi lao động mới thất nghiệp. Thu nhập bình quân của người Việt thua Tân Gia Ba 158 năm, Thái Lan 95 năm, Nam Dương 51 năm. Số liệu này do chính Thời Báo Kinh Tế Saigon nhìn nhận.

Theo Saigon Times Online, ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc ADB Ngân hàng phát triển châu Á tại Việt Nam cho rằng, hệ lụy của vòng xoáy chống lạm phát, chống suy giảm kinh tế mà Việt Nam phải đối mặt trong suốt năm năm qua là hệ lụy của đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, và đầu tư của nhà nước quá lớn nhưng không mang lại hiệu quả tương xứng. Đó chính là gốc rễ của vấn đề mà Việt Nam phải xử lý để thoát khỏi vòng xoáy đó.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, nhiều mặt hàng thủy sản có nguy cơ bị cấm ở các thị trường quan trọng như Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU. Việc này xẩy ra sẽ gây thiệt hại cho VN mỗi năm ít nhất 6 tỷ Mỹ Kim. Chỉ riêng thị trường Nhật Bản, mỗi năm nhập khẩu gần 600 triệu đô la, chiếm gần 30% thị phần tôm của Việt Nam, đã có 132 cảnh báo đối với thủy sản của Việt Nam. Cơ quan kiểm tra nhập khẩu thuốc và thực phẩm Mỹ FDA cho biết sẽ kiểm tra chặt chẽ chất kháng sinh Enrofloxacin trong tôm, có xuất xứ từ Việt Nam đưa vào Mỹ.

Hỗ trợ cho doanh nghiệp VN, từ Hà Nội, ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia tư vấn tài chánh của chính phủ nói, dù lãi xuất có hạ, nhưng doanh nghiệp vẫn phải trả lời đến 21%, lại còn phải “bôi trơn” các cấp, để mua lấy dễ dàng trong việc làm ăn :“Ở Việt Nam, chuyện tham nhũng, đưa phong bao, phong bì, là phổ biến, có lẽ tới 100%. Không làm việc gì mà không có bôi trơn, cho tiền cho bạc mọi cấp, những con số thống kê đưa ra 61%, không hoàn toàn chính xác đâu. Các chi phí hối lộ, làm cho giá thành sản phẩm và dịch vụ lên cao hơn, có thể nói là từ 5% tới 10 hay 20%. Như vậy doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn, không cạnh tranh được với các doanh nghiệp khắp thế giới. Doanh nghiệp ở Singapore, Đài Loan, Đại Hàn, Nhật Bản hay những nơi khác không có chi phí quan hệ như vậy, không bị tham nhũng, tự nhiên giá thành sản phẩm của người ta thấp hơn, hàng hóa dễ cạnh tranh hơn”.

VC độc quyền vàng

Đầu tháng 4, Việt Nam xôn xao về nghị định số 24, có hiệu lực từ 25 tháng 5, Nhà nước dành độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Theo quy luật mới, nơi buôn bán vàng phải có vốn từ 100 tỷ đồng trở lên. Riêng đối với các tổ chức tín dụng thì phải có vốn từ 3000 tỷ đồng trở lên. Bên cạnh đó, muốn kinh doanh vàng miếng phải có hơn hai năm kinh nghiệm mua và bán vàng, trong hai năm liên tiếp có số thuế nộp cho chính phủ mỗi năm từ 500 triệu hoặc hơn và phải có giấy chứng thực của Cơ Quan Thuế Vụ, có mạng lưới chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ở ba thành phố trực thuộc trung ương.

Ông Trương Công Nhơn, phó tổng giám đốc Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đánh giá: “Đây là bước ngoặt trong thị trường vàng Việt Nam”. Và ông Nhơn cũng cho rằng, với thói quen mua bán, cất giữ vàng của người dân Việt Nam chưa dễ thay đổi nhanh chóng, các ngân hàng có vốn mạnh đang có cơ hội để khai thác thị trường và kiếm lãi nhanh.

Nghị định 24 sẽ có hậu quả rất lớn trong dân chúng đang cất giữ vàng, ước lượng lên đến 1000 tấn; làm tiêu tan nghề buôn bán vàng lẻ tại 10 ngàn cửa hàng vàng trên toàn quốc; tạo ra tình trạng “vàng biến tướng” hay chợ đen. Đồng thời tạo cơ hội kiếm chác rất lớn cho các ngân hàng (quốc doanh) được chọn trong nhóm kinh doanh vàng cùng “thuyền” với Cộng Đảng. Đây là cách Cộng Đảng nối dài cánh tay quyền lực trong thị trường vàng – một hình thức kinh tế tập trung mới.

Năm ngân hàng được Hanoi cho vào “băng làm ăn” đầu tiên trong vụ vàng lá này : Á Châu (ACB), Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Đông Á (DongA Bank) và Kỹ thương (Techcombank) cùng công ty SJC . Các tổ chức tín dụng này sẽ trở thành nhóm quyền lực nhất nước về vàng và quý kim tại VN từ tháng tới.

10 ngàn cửa hàng vàng muốn tồn tại, lại phải tốn mớ bạc đút lót để được cho làm tay em của các ngân hàng trong băng nói trên.

Kẻ cướp tiếp tục lừa dân

Khi Cộng đảng thu tóm hết vàng, dân chỉ còn giữ “chứng chỉ vàng” thì Hanoi tha hồ chuồn vàng ra ngoại quốc như từng làm hai năm liền vừa qua. Theo đó, đài BBC thuật bài viết của phóng viên Ben Bland : Giữa lúc cảnh kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đà thâm hụt thương mại khó có dấu hiệu thuyên giảm, Việt Nam vẫn gián tiếp giúp Thụy Sỹ đạt kỷ lục thặng dư trong tháng Năm. Thời báo kinh tế Financial Times (FT) đăng bài của Ben Bland tả rằng trong tháng Năm 2010, Thụy Sĩ đã nhập khẩu 21 tấn vàng chủng loại trang sức từ Việt Nam, có trị giá 921 triệu Franc Thụy Sỹ.

Báo FT thuật, năm 2010 và 2011 Cục Hải quan Thụy Sỹ cho hay, Việt Nam đã xuất gần 115 tấn kim loại quý vào Thụy Sĩ, hầu hết dưới dạng sản phẩm làm từ vàng, thu về 4,5 tỷ franc Thụy Sĩ. (BBC 29/3/2011). Khỏan tiền to lớn này hiện nằm đâu thì không ai biết.

Tháng 2 năm 2011, Hanoi ra lệnh cấm buôn bán vàng lá, 14 tháng sau, nghị định 24 ra đời dành cho nhà nước độc quyền như dẫn nhập nói trên.

Nhiều chủ tiệm vàng nhận xét : dân chúng không tin đồng tiền VC, nên phải cất giữ vàng. Việc này có trong lòng dân từ rất lâu rồi. VC bầy ra cách kiểm soát vàng, chắc chắn dân sẽ tìm ra lối thoát để cưỡng lại những gì nhà nước đang áp đặt. Một trong những cách là vận hội tương lai thị trường chợ đen sẽ mở ra “cánh cửa mới” trong đó vàng lá sẽ biến tướng thành vàng nữ trang đa dạng. Theo báo Dân Trí thuật lại hôm 21 tháng 2 vừa qua, ngay trong thời gian nghị định 24 còn trong thai nghén, chuyện chợ đen vàng đã âm thầm diễn ra, chỉ riêng tiệm vàng Hoàng Khiêm ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mâu, 7 tháng liên tục, mỗi tháng đã bán ra cho công chúng 1 tấn vàng. Sự kiện đột biến này khác với bình thường đến 1000 lần. Việc này được chính Thuế Vụ địa phương bao che.

Ông Huỳnh Bửu Sơn, nhân viên cao cấp giữ chìa khóa kho vàng và tiền đồng của Ngân Hàng Quốc Gia trước 1975 vừa tiết lộ trước công luận : tháng 6 năm 1975, sau khi VC cưỡng chiếm Miền Nam, VC ra lệnh mở kho vàng, bạc để kiểm kê, có chứng kiến của các đại diện VC, một trong những người ông Sơn còn nhớ tên là Hoàng minh Duyệt, chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân Hàng Quốc Gia. Cuộc kiểm kê được ông Sơn mô tả là rất chi tiết. Kết quả đã ghi trong biên bản. Tiền đồng và 1234 thỏi vàng, bằng 16 tấn vàng vẫn còn nguyên. Hồi đó, VC cho báo chí loan tin 16 tấn vàng trong kho bạc đã bị TT Thiệu đem theo lúc di tản. Tại sao VC cho loan tin mất vàng thì ai cũng biết.

Báo mạng lề trái đưa ra lời cảnh báo bà con trong nước, kể cả bà con từ hải ngoại về thăm VN xin nhớ rằng, kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2012, công an Hanoi sẽ bắt tất cả các vụ giao dịch vàng miếng, và sẽ phạt tiền từ 50 tới 100 triệu đồng cùng với việc tịch thu tang vật. Mong bà con cô bác gần xa tường tận để có biện pháp bảo vệ an toàn tài sản của chính mình, để có đủ phương tiện kiên trì trong mặt trận làm tan rã Hanoi về kinh tế.

Tham nhũng trong Cộng Đảng trở thành bất diệt sẽ tạo ra cảnh phe nhóm quyền lợi đấu đá nhau, đưa đến nhiễu loạn trong xã hội là những yếu tố nội tại yểm trợ đắc lực cho cao trào đấu tranh đòi công lý của hàng trăm ngàn dân oan ngày một dâng cao như mọi người đang thấy... sẽ đương nhiên trở thành lực đẩy chế độ tàn ngược Hanoi sụp đổ.

Trần Nguyên Thao
April 17, 2012

Thursday, April 26, 2012

Tâm Việt - Loạn Rồi!

LOẠN RỒI!

Tâm Việt

Sáng hôm nay, 24/4, tỉnh dậy tôi vào xem tin trên mạng và đập mắt nhất, làm cho tôi tỉnh hẳn là tấm hình trên BBC Vietnamese lấy từ xuandienhannomblog: Tấm hình cho thấy bộ-đội dàn quân ở xa trong ánh sương mờ buổi sáng, chuẩn-bị cho chuyện cưỡng-chế lấy 72 héc-ta đất của dân ba xã Xuân Quang, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn-giang, Hưng-yên, để cho Công-ty Việt Hưng (Vihajico) chuyển thành Ecopark, một dự-án xây nhà sang trong một khu đặc-quyền dành cho tư-bản đỏ.

Theo một nhân-chứng, ông Kiên, nói với BBC thì: "Sáng nay 4h30 sáng nó đưa công an đến nó giải vây trước. Nó đi dàn hàng ngang, dồn bà con vào đánh đập. Nó ném lựu đạn pháo, xong rồi nó dồn về cánh đồng [xã] Xuân Quang, rồi nó đưa gần 100 cái máy ủi xuống nó càn quét, phá phách vườn cây cối của dân."

Vẫn theo BBC, "Người dân Văn Giang tự trang bị gậy gộc trong vụ giữ đất [song] bất thành."

Hãng tin Reuters thì dẫn lời một người tên Tuyên nói: "Nếu họ muốn lấy đất, chúng tôi đề nghị các nhà đầu tư đến nói chuyện trực tiếp với chúng tôi nhưng họ không làm vậy."

Còn theo AFP, số người dân "bám trụ" để bảo vệ đất trong vụ chống cưỡng chế "lên tới 700 người".

Tin tức về sự phản-đối của dân làng và vụ cưỡng-chế chưa xuất hiện trên truyền-thông trong nước nhưng một vài bloggers đã về tận nơi để đưa tin. Video từ các trang mạng xã-hội cho thấy người dân xuất hiện với số đông, nhiều người đầu đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu-trang. Một số người mang theo gậy gộc.

Hình ảnh từ video cũng cho thấy cảnh-sát chống bạo-động với những lá chắn lớn tiến vào khu đất vào sáng 24/4. Có những lúc họ phải lùi lại khi bị dân làng ném đá, thậm chí cả chai xăng. Nhưng số đông công-an và những người mặc thường-phục cuối cùng đã áp đảo hàng trăm dân làng.

Vẫn theo ông Kiên, "Chúng tôi ném chai xăng vào họ nhưng không ăn thua gì vì họ có lá chắn. Họ dùng dùi cui đánh chúng tôi. Kể cả khi chúng tôi chạy về làng họ vẫn đuổi theo và đánh tiếp. Họ đã chiếm đất và dùng xe ủi phá hủy mùa màng. Chúng tôi đã thua. Tôi không biết sẽ làm gì tiếp."

Ông Kiên cũng nói cảnh-sát đã ném lựu đạn gây choáng vào dân làng và bắt đi 10 người. Ngoài ra, còn có tin là bà con ở một hai tỉnh, huyện lân-cận như Bắc-ninh và Dương-nội cũng tìm cách kéo sang để ủng-hộ người dân ở Văn-giang chống lại bạo-quyền đang "cướp đất" của dân.

Những liên-tưởng đến Nazi và thời Xô-viết

Chúng ta không có những hình ảnh xa xưa để biết khi Pháp sang xâm-chiếm VN và cưỡng-chiếm đất của dân ta làm nông-trại hay vườn cao-su, họ có phải điều động đến những lực-lượng công-an, bộ-đội đông đảo đến như dưới thời "CSVN dân-chủ hơn vạn triệu lần các nước dân-chủ Tây-phương" không.

Có điều người Việt chúng ta ngày nay có ít nhất ba triệu đôi mắt mở to trên khắp thế-giới và tôi ngờ là không ở đâu, trong các nước Tây-phương (hay chỉ cần văn-minh như Nhật-bản hay Đại-Hàn thôi), ta lại được chứng-kiến những việc làm thô bạo như ở Văn-giang ngày hôm nay.

Để có những hình ảnh tương-tự, ta chắc phải trở về những năm 1930-40 ở Đức Quốc-xã hay các nước bị Hitler xâm-chiếm hoặc khi quân-đội Nhật đánh chiếm Nam-kinh (1937) mới có thể có được những hình ảnh kinh-hoàng đến như thế. Và cũng như người Do-thái ở Tây-Âu ngày đó hay người Miên dưới thời Pol Pot, người dân Việt ngày hôm nay cũng bất lực không kém, họ không thể ngờ được rằng đây là những công-an, bộ-đội "đồng-bào" của họ mà giờ đây sẵn sàng đang tâm giết chết "đồng-bào" của mình để phục vụ cho những lợi-ích bẩn thỉu của tư-bản đỏ cấu-kết với tư-bản nước ngoài (trường-hợp này là tư-bản Ăng-lê có cổ-phần trong công-ty Vihajico).

Có lẽ vì thế mà ta còn thấy rơi rớt một chút lương-tâm trong ngay những toán quân đi làm việc cưỡng-chế. Theo Blog [Nguyễn] Xuân Diện, một số nhân viên an ninh trẻ đã khóc khi bị cụ bà Lê Hiền Đức "mắng" họ là "đem súng ống bắn vào dân" và đi "cướp đất của cha mẹ... cho bọn quan chức tham nhũng."

Sắp đến ngày tàn của chế-độ?

Những vụ như Văn-giang hay Tiên-lãng (tức vụ Đoàn Văn Vươn, tuy ở một quy-mô nhỏ hơn) chứng tỏ:

Người dân có thể bị ức-hiếp nhưng họ hết sợ rồi. Vì sao? Vì họ biết là lẽ phải ở về phía họ. Rằng không chế-độ nào có thể tồn-tại được khi nó phải dựa vào bạo-lực (triền miên, trải khắp) để "cướp" của dân.

Vấn-đề quyền tư-hữu ruộng đất là vấn-đề sống còn của ít nhất 70-80% dân-số Việt-nam, như "Tuyên bố" mới nhất của Khối 8406 (ra ngày 20/4/2012) đã khẳng-định và cũng như một tác-phẩm nổi tiếng mới đây của cựu Thẩm-phán Nguyễn Cao Quyền ở ngoài này chứng minh.

Đã đến lúc người dân, 90 triệu dân Việt-nam từ Nam chí Bắc và nhất là ở hải-ngoại, phải trưởng-thành và không còn mù quáng để cho một "chính-quyền" bất lực và phản quốc dẫn dắt đi mãi như một đàn bò vào ngõ bế-tắc, lệ-thuộc ngoại-bang (Trung-Cộng). Đã đến lúc 90 triệu dân VN, như Luật-sư Lê Quốc Quân viết mới đây trên BBC, phải có nhân-phẩm và hưởng những quyền tự do căn-bản của con người như được Liên-hiệp-quốc và quốc-tế công-nhận, đặc-biệt khi những quyền này đã được minh-thị định nghĩa và Hà-nội bắt buộc phải tôn trọng (như trong Tuyên-ngôn Quốc-tế Nhân-quyền 1948 và hai Công-ước Quốc-tế về các Quyền Dân-sự và Chính-trị cũng như về các Quyền Kinh tế, Xã-hội và Văn-hoá mà Hà-nội đã ký kết từ tháng 9/1982).

Nói cách khác, ta không cần phải đi đâu xa để mà nhìn ra ngày tàn của chế-độ ở trong nước trong lúc này. Ta chỉ cần trích dẫn ngay những người chóp bu trong chế-độ tàn mạt đó như:

Nguyễn Minh Triết, chủ-tịch nước, mới ngày nào đã phải thổ-lộ ở Tokyo: "Bỏ Điều 4 Hiến-pháp [cho đảng CS độc-quyền lãnh-đạo đất nước] là tự-sát."

Nguyễn Phú Trọng, tổng-bí-thư đảng CSVN, tuy thường được gọi là "Trọng Lú" cũng đã phải tỉnh táo mà nói với Tổng-cục 2 (tức Tổng-cục Tình-báo của Bộ Quốc-phòng Hà-nội) mới hôm 23/4: Tình-hình trong nước và thế-giới hiện đang có những "diễn-biến khó lường" cũng như đang có các nguy-cơ "diễn-biến hoà-bình," "tấn-công mềm," "tự-chuyển-hoá" và thúc đẩy "tự-diễn-biến" của "các thế-lực thù địch." Thậm chí, ông còn nói Tổng-cục 2 cần phải quản-lý chặt chẽ cán-bộ trong chính Tổng-cục để tránh xảy ra tình-trạng "người trong đội-ngũ mình phản lại mình."

Nếu đó là những nguy-cơ mà Tổng Trọng trông ra ngay trong nội-bộ Đảng, nội-bộ Quân-đội và ngay cả nội-bộ của cái Tổng-cục "con cưng" của chế-độ thì ta đâu cần đến "thế-lực thù địch" nào. Kẻ thù ngồi ngay sau lưng ngựa đó thôi! Nó có thể đâm sau lưng "ta" một nhát bất cứ lúc nào đó, đồng-chí Trọng ạ!

Tâm Việt
Apri 25, 2012

Vũ Anh - Lệ Biển / Thơ Ngô Đình Vận, Nhạc Lại Minh Thuận



Ca khúc "Lệ Biền", thơ Ngô Đình Vận, nhạc Lại Minh Thuận với tiếng hát Vũ Anh. Được trích từ CD "Nhạc Tình Xa Xứ" (P) & © 2006 by Thuan Minh Lai & Van Dinh Ngo. Ca khúc Lệ Biển (Ocean Tears) được viết vào năm 2004 để tưởng niệm nửa triệu người Việt Nam chết trên đường đi tìm tự do, mà phần lớn đã thiệt mạng trên biển Đông.

Sau 14 năm kể từ 30 tháng 4 năm 1975 đến tháng 6 năm 1989 là lúc Liên Hiệp Quốc đóng lại chương trình cứu trợ người tị nạn cộng sản Việt Nam thì đã có trên một triệu người tị nạn sống sót tới được bến bờ tự do. Theo ước tính chung thì có 1/3 người tị nạn thiệt mạng, đây là một sự kiện bi thảm của lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử cứu giúp người tị nạn của LHQ và nhiều quốc gia trên thế giới.

Ca khúc Lệ Biển (Ocean Tears) lời của Ngô Đình Vận, nhạc và hòa âm của Lại Minh Thuận được trình bày bởi giọng ca của Vũ Anh được thực hiện vào cuối năm 2004.

LỆ BIỂN (Ocean Tears)

Drop in the Eastern Sea
A black stone slab to serve as grave marker
To record my tears crying for you
Drop in the blue waves
A pink carnation
Which I once gave you
Drop in the black ocean
A burnt out incense stick
For a love I mourn, a tragic one
Drop in the ocean depths
A handful of yellow sand
To commemorate those poor, unjust deaths

Strangers and acquaintances
They all die, out of hunger, out of thirst
In every which way
Drowning, sinking
Holding grudge or innocently
They all die tragically
On their way to seeking a land of peace.

I cry muffled, noiselessly
I cry for human destiny
For a lifetime on earth
Thats tragically full of thorns
I cry muffled, noiselessly
Praying to the sacred powers
To come back with the dawn
And awaken our land.

Original Vietnamese by Ngô Đình Vận
Put to music by Lại Minh Thuận
English translation by Nguyễn Ngọc Bích (March 22, 2010)

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com

Công Bố Kết Quả Bầu Cử Cộng Đồng NVQG Nam Cali 2012-2015



VanHoaNBLV tham dự và ghi nhận lại một một số hình ảnh về buổi Lễ Công Bố Kết Quả Bầu Cử cùng Ra Mắt Tân Hội Đồng Đại Diện và Tân Hội Đồng Giám Sát Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali Nhiệm Kỳ 2012-2015.

Buổi Lễ được tổ chức vào ngày 22 tháng 04 năm 2012 tại Emerald Bay Restaurant thuộc thành phố Santa Ana, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Nhạc nền "Let's Come To Vote" lời Ngô Đình Vận, nhạc Nguyễn Đức Đạt với tiếng hát Thomas Liêu.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com

Sunday, April 22, 2012

Bầu Cử Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Ngày 15-04-2012



VanHoaNBLV tham dự buổi Lễ Xuất Phát cùng phỏng vấn và ghi nhận lại một số hình ảnh về cuộc Bầu Cử Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Ngày 15 Tháng 04 Năm 2012 tại Little Saigon, thành phố Westminster và những thành phố lân cận thuộc Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Cuộc Bầu cử với gần hơn 50 địa điểm đặt thùng phiếu ở vùng Orange County, Long Beach, El Monte, Pomona, Reseda, Rosemead, San Diego...

Nhạc nền "Let's Come To Vote" lời Ngô Đình Vận, nhạc Nguyễn Đức Đạt với tiếng hát Thomas Liêu.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com

Saturday, April 21, 2012

Hội Thoại - 6 Năm Khối 8406 & Cách Mạng Đại Chúng



VanHoaNBLV cùng với Đại diện Khối 8406 Hải NgoạiPhong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại có một buổi hội thoại nhân dịp Kỷ niệm 6 năm ngày thành lập Khối 8406 và cuộc Cách Mạng Đại Chúng tại VN.

Tham dự buổi hội thoại gồm các ông:

Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Đại Diện Khối 8406 Hải Ngoại.
Kỹ sư Đỗ Như Điện, Điều Hợp Viên Phong Trào Giáo Dân VN Hải Ngoại.
Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng, Cựu Dân Biểu VNCH trước 1975.
Ký giả Ngô Đình Vận, thuộc Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt.
Ký giả Trần Nguyên Thao, thuộc Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt.

Buổi hội thoại được tổ chức vào ngày 14 tháng 04 năm 2012 tại Tòa soạn Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân, thuộc thành phố Westminster, Nam California, Hoa Kỳ.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com

Hội Thoại - Bầu Cử Mỹ Tháng 11 Năm 2012



VanHoaNBLV cùng với Ban Tổ Chức Bầu Cử Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Miền Nam Cali có một buổi hội thoại về cuộc Bầu Cử Mỹ vào tháng 11 năm 2012 và cử tri gốc Việt tại Hoa Kỳ.

Cuộc hội thoại với sự tham dự của các ông, bà:

Phan Kỳ Nhơn, Trưởng Ban Tổ Chức Bầu Cử.
Nguyễn Phục Hưng, Phó Ban Tổ Chức Bầu Cử.
Trần Thanh Hiền, Tổng Thư Ký Ban Tổ Chức Bầu Cử.
Phan Tấn Ngưu, Trưởng Ban Giám Sát Bầu Cử.
Trần Thị Duyên, thuộc Phật Giáo Hòa Hảo.
Trần Thanh Phong, Ứng Cử Viên Ban Giám Sát Cộng Đồng.
Ngô Đình Vận, Ký giả thuộc Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt.

Buổi Hội Thoại này được tổ chức vào ngày 13 tháng 04 năm 2012 tại Văn Phòng Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Miền Tây Nam Hoa Kỳ thuộc Thành phố Santa Ana, Orange County, Southern California, USA.

Nhạc nền "Let's Come To Vote" lời Ngô Đình Vận, nhạc Nguyễn Đức Đạt với tiếng hát Thomas Liêu.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com

Hội Thoại - Bầu Cử Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali 2012



VanHoaNBLV cùng với Ban Tổ Chức Bầu Cử có một buổi hội thoại về Bầu Cử Cơ Chế Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali được tổ chức vào ngày 15 tháng 04 năm 2012 với gần hơn 50 địa điểm đặt thùng phiếu ở vùng Orange County, Long Beach, El Monte, Pomona, Reseda, Rosemead, San Diego...

Cuộc hội thoại với sự tham dự của các ông, bà:

Phan Kỳ Nhơn, Trưởng Ban Tổ Chức Bầu Cử.
Nguyễn Phục Hưng, Phó Ban Tổ Chức Bầu Cử.
Trần Thanh Hiền, Tổng Thư Ký Ban Tổ Chức Bầu Cử.
Phan Tấn Ngưu, Trưởng Ban Giám Sát Bầu Cử.
Trần Thị Duyên, thuộc Phật Giáo Hòa Hảo.
Trần Thanh Phong, Ứng Cử Viên Ban Giám Sát Cộng Đồng.
Ngô Đình Vận, Ký giả thuộc Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt.

Buổi Hội Thoại này được tổ chức vào ngày 13 tháng 04 năm 2012 tại Văn Phòng Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Miền Tây Nam Hoa Kỳ thuộc Thành phố Santa Ana, Orange County, Southern California, USA.

Nhạc nền "Let's Come To Vote" lời Ngô Đình Vận, nhạc Nguyễn Đức Đạt với tiếng hát Thomas Liêu.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com

Sunday, April 8, 2012

Ngô Đình Vận - Tạp Luận 6: Khổng Tử Phục Tòng Người Đẹp Dâm Đãng Nam Tử

Tạp Luận 6

KHỔNG TỬ PHỤC TÒNG NGƯỜI ĐẸP DÂM
ĐÃNG NAM TỬ

Ngô Đình Vận



Nam Tử người đàn bà xinh đẹp mà dâm loạn nổi tiếng ở thời Xuân Thu đã thu phục được Khổng Tử chiều theo ý của bà ta. Câu chuyện đặc biệt này đã làm cho uy tín của nhà mô phạm uy nghiêm là Khổng Tử bị hoen ố; dân chúng ở đô thị nước Vệ vào khoảng năm 495 trước Công Nguyên được dịp chê bai rằng “trông kìa Đạo Đức chạy theo gái đẹp”.

Để tìm hiểu câu chuyện hy hữu này, trước hết chúng ta nên biết qua về tình hình chính sự của các nước Lỗ, Tề, Vệ, Tống là bối cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ của bà Nam Tử và Thầy Khổng Tử.

Theo các sự kiện được ghi trong sách Luận ngữ, Tả truyện, Sử Ký… chúng ta có được sự tóm tắt như sau:

Nước Lỗ là một nước được cai trị bởi dòng dõi của Cơ Công Đán tức là Chu Công, Khổng Tử sinh ra ở đây nhưng vào thời đó nước Lỗ yếu kém nên phải chịu nép vào nước Tề nằm ở phía Bắc là một nước mạnh trong Ngũ Bá.

Nước Vệ là một nước nhược tiểu do hậu duệ Khang Thúc em của Chu Công cai quản vì thế Vệ nằm trong ảnh hưởng của nước Tống ở phía Nam. Nước Tống cũng là một trong Ngũ Bá của thời Xuân Thu.

Theo các sách Luận Ngữ, Sử Ký, Trung Quốc Triết Học Sử… chúng ta có thân thế của các nhân vật chính trong “ván cờ người” bao gồm Khổng Tử, Tử Lộ, Nam Tử, Vệ Linh Công, Tống Trào như sau:

Thứ nhất là Khổng Tử, một ông Thầy chuyên dạy về Đạo Đức, học trò ông có tới trên 3000 người. Ông dạy học trò phải tiết dục, tránh nữ sắc, Khổng Tử cũng coi rẻ phụ nữ.

Khổng Tử từ thời trai trẻ đã luôn nuôi mộng phục hồi cơ nghiệp nhà Chu, ông cho mình là người tài đức sánh với Chu Công và có thể đem cái Đạo của mình ra bình thiên hạ. Khổng Tử cũng rất nổi tiếng vì những lời chê trách với bọn vua, quan các nước độc ác, hiếu dâm, ham sắc.

Thứ hai là Tử Lộ, một đệ tử thân cận của Khổng Tử; Tử Lộ là người ngay thẳng, cương trực; ông này nhiều lần đã can ngăn Khổng Tử không nên giúp đỡ hay ra làm quan dưới trướng hôn quân, bạo chúa.

Đối nghịch với phe Đạo Đức của thầy trò Khổng Tử là bộ ba dâm loạn gồm Nam Tử, Vệ Linh Công, Tống Trào. Bộ ba dâm loạn này chơi trò “ngoại giao nhục dục” để thực hiện các mưu mô chính trị. Thân thế của bộ ba tai quái này được mô tả trong cuốn The Culture of Sex in Ancient China của Paul Rakita Goldin ở các trang 27, 28 có đoạn được Nguyễn Ngọc Bích dịch như sau:

“Ở trong Tả-truyện có một trường-hợp loạn-luân nổi tiếng khác giữa mấy ông vua và vợ của họ đã làm cho dân-chúng nổi hứng làm thành dân-ca như trong Thi-Kinh:

Vệ-Hầu [tức Vệ Linh-công, trị vì 534-493 tr. CN] cho vợ là Nam-tử mời Tống Trào sang chơi. Họ gặp nhau ở Đào. Thái-tử Khoái-ngoại hiến thành Vu cho Tề, rồi đi qua đồng của Tề. Người dân quê bèn hát rằng: “Đã làm yên con nái động cỡn, sao không mang trả con đực?”.

Nhà bình-luận Đỗ Dự (222-284 sau CN) nói “con nái động cỡn” đây ám chỉ Nam-tử còn “con đực” đây muốn nói đến Tống Trào.

Nam-tử là con gái nhà vua bên Tống, nổi tiếng vì loạn-luân với anh tên Tống Trào. Chồng của Nam-tử, Vệ Linh-công, không những chấp nhận tính dâm-ô của Nam-tử mà còn khuyến khích bằng cách mời Tống Trào sang giao-hoan với Nam-tử ở Đào. Vì có chuyện loạn-luân này nên chuyện thừa ngôi bị đảo lộn hết cả. Do để vợ ngủ với người khác nên Vệ Linh-công đã đi đến chỗ mất con mình.

Thái-tử xấu hổ qúa nên nói với Hi-dương Tốc: “Hãy theo ta vào chầu Thiếu-quân [tức nam-tử]. Khi gặp Thiếu-quân, ta sẽ quay về mi, và mi hãy giết mụ ta.” Tốc nói: “Dạ”. Nhưng khi vào chầu phu-nhân, phu-nhân thấy Thái-tử. Thái-tử ba lần quay lại mà Tốc vẫn không tiến tới. Phu-nhân thấy Tốc biến sắc, vội chạy đi và kêu lên: “Khoái-ngoại muốn giết ta.” Vệ Linh-công nắm lấy tay Nam-tử kéo lên một cái đài. Thái-tử trốn khỏi đất Tống.

Vệ Linh-công không còn lựa chọn nào ngoài việc chọn một ngưòi con thứ…”

Sau khi biết rõ về các vai trong “cuộc cờ người” chính trị nói trên, chúng ta tìm về duyên do đã dẫn tới cuộc gặp gỡ đầy tai tiếng của Nam Tử và Khổng Tử.

Theo Luận Ngữ thiên Bát Dật ở các trang 62, 63 được Nguyễn Hiến Lê dịch như sau:

“Vương Tôn Giả vấn viết: “Dữ kì mị ư Áo, ninh mị ư Táo; hà vi dã?” Tử viết: “Bất nhiên hoạch tội ư thiên, vô sở đảo dã.”

Dịch: Vương Tôn Giả (một đại phu cầm quyền ở Vệ) hỏi: Tục ngữ có câu: “Nịnh thần Áo, thà nịnh thần Táo còn hơn; câu ấy có nghĩa là gì?” Khổng Tử đáp: “Mắc tội với Trời thì cầu đảo ở đâu cũng vô ích.”

Chú thích: thần Áo là thần trong nhà, thần Táo là thần trong bếp nước, ăn uống nên quan trọng hơn.

Có người cho rằng Vương Tôn Giả nói bóng bẩy: thần Áo chỉ Vệ Linh Công. Thần Táo chỉ nàng Nam Tử và Di Tử Hà, những người Vệ Linh Công yêu. Khổng Tử như muốn được dùng ở Vệ thì lấy lòng Nam Tử và Hà Di Tử. Khổng Tử cự tuyệt một cách khéo léo. Ông cứ theo đạo trời, ngay thẳng chẳng cần lấy lòng ai cả”.

Đối chiếu với các bản dịch Luận Ngữ trong việc nghiên cứu, chúng ta thấy mỗi dịch giả có một “ngữ thuật” khác nhau và tìm được nhiều điều thú vị.

Sau đây là một thí dụ điển hình có sự khác biệt về “ngữ thuật” của James Legge và Leonard A. Lyall trong đoạn nói về thần Táo và thần Áo.

James Legge dịch như sau:

“Wang-sun Chia asked, saying: What is the meaning of the saying, it is better to pray court to the furnace than to southwest corner? The Master said: not so. He who offends against Heaven has none to whom he can pray”.

Bản dịch của James Legge không có chú thích; bản dịch Anh Ngữ của Leonard A. Lyall thì có phần chú thích:

“Wang-sun Chia said: What is the meaning of it is better to court the Kitchen God than the God of the Home?” “Not at all”, said the Master “A sin against Heaven is past praying for.” (Wang-sun Chia was minister of Wei, and more influential than his Master. The Kitchen God of the Home (the Roman Lares), but since he see all that goes on in the house, and accends to heaven at the end of the year to report what has happened, it is well to be on good terms with him).

Tiếp theo thì Khổng Tử đã yết kiến Nam Tử. Cuộc gặp gỡ hiếm có được sách Triết Học Phương Đông của Nguyễn Đăng Thục trích Luận Ngữ được mô tả như sau: “…Vua Vệ bấy giờ có người vợ tên là Nam Tử nhan sắc rực rỡ và dâm đảng vô cùng. Nàng ấy muốn tiếp ngài. Khổng Tử cố từ chối nhưng phép lịch sự phải vào yết kiến vì theo tục nước ấy hễ ai đến nhận chức gì của nhà vua thì cũng phải vào ra mắt vợ vua. Nàng Nam Tử tiếp ngài ngồi sau tấm màn gai. Khổng Tử hướng về phương Bắc như phủ phục. nàng Nam Tử vái lại hai vái.

Tử Lộ thấy ngài vào yết kiến Nam Tử lấy làm không bằng lòng. Ngài nói: “Dư sở phủ giả. Thiên yếm chi, thiên yếm chi! Nếu ta có làm điều gì không phải thì trời bỏ ta!” vua Vệ lại chiều nàng Nam Tử mời ngài đi xe theo sau ra chơi ngoài đô thị. Có người cười mà chỉ trỏ: Kìa đạo đức chạy theo gái đẹp. Ngài phải than: "Ngô vi kiến hiếu đức nhi hiếu sắc giả dã; Ta chưa từng thấy ai yêu đức tốt như sắc đẹp bao giờ”.

Từ các sự kiện nói trên chúng ta thấy Khổng Tử đôi lần từ chối gặp Nam Tử chỉ là thủ đoạn làm giá để hy vọng có thể mặc cả với triều đình nước Vệ mà thôi.

Tuy vậy dù Khổng Tử đã muối mặt chiều lòng Nam Tử nhưng Vệ Linh Công đã không chịu dùng Khổng Tử làm bất cứ chức vụ gì, và rồi Khổng Tử chán nản nước Vệ lên đường đi tìm việc ở vài nước khác.

Về biến chuyển ở nước Vệ theo sách The Culture of Sex in Ancient China có đoạn được Nguyễn Ngọc Bích dịch như sau: “Ba năm sau, khi Linh Công chết, người con thứ từ chối lên ngôi. Nam Tử buộc lòng phải chấp nhận người con của chính kẻ tính giết mình lên ngôi ở nước Vệ.”

Nước vệ có vua mới, tình thế đổi thay, Khổng Tử quên lời thề ở đất Bồ rằng “không bao giờ trở lại Vệ nữa”. Khổng Tử đã tới lảng vảng ở thành đô nước Vệ, việc này trong sách Khổng Tử của Nguyễn Hiến Lê trang 72 viết rằng:

“Mùa hè năm 493, trong khi Khổng Tử ở Trần thì Vệ Linh Công chết. Bây giờ (488) ông trở về Vệ thì cháu nội Linh Công là Xuất Công Triếp đã lên ngôi. Đáng lẽ ngôi vua về Khoái Quý là cha của Triếp, nhưng Khoái Quý chống mẹ là Nam Tử, có lần muốn sai người ám sát mẹ dâm loạn, việc không thành, phải trốn qua Tề. Vì vậy Nam Tử cho Triếp lên để cự lại cha. Triều đình Vệ cực đồi bại.

Khi tới Vệ, Tử Lộ hỏi Khổng Tử: Nếu vua Vệ giữ thầy lại mà nhờ thầy coi chính sự thì thầy làm việc gì trước? Khổng Tử đáp: Tất phải chính danh trước hết chăng? Tử Lộ nói: Vậy ư? Lời thầy vu khoát rồi. Sao lại phải chính danh? Khổng Tử nói: Do, anh thật thô thiển. người quân tử có điều gì không biết thì không nói bậy. Nếu danh hiệu không chính (xác) thì lời nói không thuận lý (vì danh hiệu không hợp với thực tế), lời nói không thuận thì sự việc không thành; sự việc không thành thì lễ nhạc, chế độ không kiến lập được thì hình phạt không trúng; hình phạt không trúng thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết thế nào cho phải). Cho nên người quân tử đã dùng cái danh thì tất phải nói ra được (tất phải thuận lý); đã nói điều gì tất phải làm được. Đối với lời nói, người quân tử không thể cẩu thả được.” (XIII. 3).

Khổng Tử mắng Tử Lộ là thô thiển, tuy nhiên chúng ta thấy chính lời nói và việc làm của Khổng Tử đã không đi đôi với nhau, Khổng Tử từng có ít nhất hai lần chê không thèm nịnh Nam Tử nhưng rồi cuối cùng ông lại phục tùng Nam Tử. Khổng Tử thề ở đất Bồ là sẽ không bao giờ trở lại nước Vệ nữa nhưng bây giờ quyền hành thực sự ở Vệ nằm trong tay Nam Tử thì Khổng Tử đã quay lại nước Vệ với hy vọng được triều đình nước Vệ tin dùng. Khổng Tử đã đổi ý liên tục khiến chúng ta nhớ tới câu tục ngữ đầy tính mỉa mai “quân tử nhất ngôn là quân tử dại, quân tử nói đi nói lại là quân tử khôn.”

Khổng Tử nhà đạo đức “nói đi nói lại” mà cũng chẳng trở thành người khôn. Khổng Tử và một số đệ tử lảng vảng ở thành đô nước Vệ nhưng Nam Tử chẳng thèm ngó ngàng gì tới.

Đọc trong Luận Ngữ một cuốn sách được coi là khả tín, ít bịa đặt nhất của Khổng Nho nhưng chúng ta cũng nhận thấy có quá nhiều mâu thuẫn từ lời nói tới việc làm của thầy trò Khổng Tử.

Chính vì kẻ giảng dạy Đạo Đức mà còn “tiền hậu bất nhất” thì làm sao tránh được các lời đàm tiếu, dị nghị. Nội việc nhà Đạo Đức Khổng Tử giao tiếp với Dâm Nữ Nam Tử cũng là chuyện để các học phái ngoài nho gia chỉ trích, phê bình đến độ nghi ngờ luôn cả sách Luận Ngữ. Nhiều nhà nghiên cứu đời sau không thỏa mãn về việc Luận Ngữ ghi lại quá sơ lược về chuyện Khổng Tử gặp Nam Tử rồi bị Tử Lộ trách cứ.

Ngay từ đời Chiến Quốc, đời Tần, đời Hán đã có nhiều người chê trách Khổng Tử phục tùng Nam Tử. Một trong các sự chế diễu cay độc là của Vương Sung “Wang Ch’ ung” (27-97).

Tài liệu này được hai học giả Siegfried Englert và Roderich Ptak thuộc đại học Heidelberg (Đức Quốc) dùng làm tài liệu để viết một bài báo với tựa “Nan-Tzu, or why Heaven did not crush Confucius”. Bài này sau đó được đăng trên tờ American Oriental Society, Vol. 106, No. 4 (Oct. – Dec., 1986).

Bài viết này có lời chế nhạo của Vương Sung được Nguyễn Ngọc Bích dịch như sau:

“Có lần Vương Sung (27 đến khoảng 97 theo CN) đem ra giễu chuyện này. Ông ta không tìm cách làm sáng tỏ những vụ việc được kể lại (một chuyện khá tế-nhị như ta sẽ được thấy sau này); ông chỉ "théc méc" về lời thề của Khổng-tử và do đó, có thể cho ta ngờ vực về tính khả tín của họ Khổng:

"Tôi [nghĩa là Vương Sung] hỏi: “Bằng cách chạy tội như vậy thì Khổng-tử có thực-sự chứng minh được là mình vô tội không?" Nếu quả đã có lần Trời sụp và đè chết người ta vì người này làm chuyện ô nhục thì ông Khổng có quyền nhắc đến, thậm chí cả thể độc như thế. Tử-lộ sẽ có nhiều khả-năng là tin ông ta và như vậy ông ta sẽ được bạch-hoá. Đằng này, chưa bao giờ ai thấy có người bị Trời đè cả. Như vậy thì liệu Tử-lộ có tin được lời thề là nếu ông ta nói láo thì Trời sẽ đè ông ta chết không?

"Chuyện đôi khi xảy ra là có người bị sét đánh chết, hoặc chết đuối hoặc bị hoả-hoạn hay bị một bức tường đổ vào người mà chết. Giá mà ông Khổng nói: “Hãy để cho tôi bị sét đánh, hay chết đuối hay bị cháy, hoặc bị một cái tường đổ mà đè chết tôi," thì Tử-lộ chắc chắn đã tin ông ta. Nhưng đằng này, ông lại thề thốt với Tử-lộ bằng một tai-nạn mà chưa bao giờ ai thấy xảy ra ở trên đời. Nói vậy thì làm sao mà xoá được hết nghi ngờ trong óc của Tử-lộ và làm cho Tử-lộ tin được?"

Nếu sự việc xảy ra đúng như trong đoạn trích trên đây thì Khổng-tử đã ở trong một thế nan-giải, bởi làm sao mà ông chứng minh được là ông ta đã chỉ có một cuộc diện-kiến chính-thức? Vì nói cho cùng, con người ta thì dễ ngả về hướng tưởng tượng ra những chuyện giựt gân.”

Để kết thúc câu chuyện Khổng Tử liên hệ với Nam Tử; một câu chuyện khá phức tạp, nhiều ngoắt ngéo đã gây ra các tranh luận từ thời Xuân Thu cho tới ngày nay đầu thế kỷ 21. Chúng ta dựa vào các tài liệu ghi trong Luận Ngữ, Tả Truyện, Sử Ký, các phê bình, giải thích Luận Ngữ của Trình Y Xuyên, Chu Hy… Chúng ta có thể có được một giả thuyết với các luận điểm như sau:

Quan hệ tính dục tay ba giữa Nam Tử, Vệ Linh Công, Tống Trào là một “thủ đoạn ngoại giao” bệnh hoạn. Nước Vệ cần được sự che chở của nước Tống nên Vệ Linh Công đã chiều lòng Nam Tử để bà này tiếp tục gian dâm với anh cùng cha khác mẹ là Tống trào. Đổi lại Nam Tử để yên cho Vệ Linh Công được sủng ái Hà Di Tử cùng với bà ta.

Các chuyện dâm loạn ở triều đình nước Vệ vốn bị dư luận chê trách nên Nam Tử và Vệ Linh Công muốn dùng “con cờ” Khổng Tử để giải trừ bớt các chỉ trích của dư luận với triều đình. Phần khác vì tự ái, tò mò Nam Tử quyết đòi Khổng Tử gặp riêng bà ta rồi mời Khổng Tử theo xe đi chơi ngoài đô thị.

Khổng Tử nhà Đạo Đức đương thời mà còn theo phò Nam Tử thì còn ai dám chê bai Nam Tử nữa.

Về phía Khổng Tử, ông đã cố gắng chiều lòng Nam Tử với âm mưu là sẽ được Vệ Linh Công tin dùng để từ cái nước nhỏ này, ông dùng làm bàn đạp để thi thố tài năng của ông mà ông thường nói là phục hồi chế độ Nhà Chu.

Trong “ván cờ người” này, Nam Tử thắng còn Khổng Tử thì thua thê thảm ấy là chưa nói về chuyện giựt gân mà Vương Sung đã gợi sự tò mò cho hậu thế để có hứng nghiên cứu Khổng Nho.

Ngô Đình Vận
March 28, 2012

Friday, April 6, 2012

Vũ Anh - Sông Chiều / Thơ Ngô Đình Vận, Nhạc Lại Minh Thuận



Ca khúc "Sông Chiều", thơ Ngô Đình Vận, nhạc Lại Minh Thuận với tiếng hát Vũ Anh. Được trích từ CD: "Nhạc Tình Xa Xứ" (P) & © 2006 by Thuan Minh Lai & Van Dinh Ngo.

SÔNG CHIỀU

Người ngồi chờ chờ bên bờ sông
Nghe nước non ấm êm thì thào
Nghe sóng xô sóng xô dạt dào
Sông đã từng ôm ấp ruộng sâu.

Người tìm về về chốn nghỉ ngơi
Nắng đã phai trên con đường dài
Nước cuốn đi mang theo bọt bèo
Về đầu vàm lau lách quạnh hiu.

Nhìn giòng đời đời bao nổi trôi
Những tang thương đã qua một thời
Những khó khăn đã qua cuộc đởi
Sông vẫn còn tha thiết buồn vui.

Người ngồi nghe giòng sông nước trôi
Nghe thời gian bước mau không ngừng
Người ngồi mơ tiếng xưa dịu dàng
Đây đó còn dáng dấp thân yêu.

Người ngồi chờ chờ bên bờ sông
Nghe nước non ấm êm thì thào
Nghe sóng xô sóng xô dạt dào
Sông đã từng ôm ấp ruộng sâu.

Người tìm về về chốn nghỉ ngơi
Nắng đã phai trên con đường dài
Nước cuốn đi mang theo bọt bèo
Về đầu vàm lau lách quạnh hiu.

Nhìn giòng đời đời bao nổi trôi
Những tang thương đã qua một thời
Những khó khăn đã qua cuộc đởi
Sông vẫn còn tha thiết buồn vui.

Người ngồi đây hương quê vẫn thơm
Hàng dừa xanh vẫn ru nhọc nhằn
Người ngồi nghe nước non thì thầm
Cùng khói sương hắt hiu cuối ngày.


Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com

Tuesday, April 3, 2012

TS Mai ThanhTruyết - Tâm Tình Người Con Việt & Thư Cho Con



VanHoaNBLV phỏng vấn Tiến sĩ Mai Thanh Truyết về hai cuốn sách "Tâm Tình Người Con Việt""Thư Cho Con Tập 18" (viết chung với Giáo Già) vào ngày 24 tháng 03 năm 2012, tại Seal Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Mọi chi tiết về 2 cuốn sách trên xin liên lạc Nhà xuất bản Enviro-Việt, Email: envirovn@gmail.com ; Điện thoại: 714-322-8081     


Nhạc nền ca khúc "Sông Chiều" thơ Ngô Đình Vận, nhạc Lại Minh Thuận

Thực hiện video clip
http://noigio.blogspot.com

Monday, April 2, 2012

TS Mai Thanh Truyết - Đoàn Văn Vươn Mầm Mống Cách Mạng Đại Chúng



VanHoaNBLV phỏng vấn Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Chủ Tịch Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam Hải Ngoại (VAST) về vụ Đoàn Văn Vươn một trong những mầm mống của cuộc Cách Mạng Đại Chúng tại Việt Nam.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện vào ngày 24 tháng 03 năm 2012 tại Alamitos Bay Marina, Miền Nam California, Hoa Kỳ.


Nhạc nền ca khúc "Sông Chiều" thơ Ngô Đình Vận, nhạc Lại Minh Thuận

Thực hiện video clip
http://noigio.blogspot.com